Sinh viên có nên khởi nghiệp ,lập nghiệp hay làm thêm hay không VÌ SAO?

  1. Marketing

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Phong cách sống

  4. Tâm lý học

  5. Hỏi xoáy Đáp hay

  6. Hướng nghiệp

  7. Quản trị doanh nghiệp

  8. Xã hội

  9. Cơ hội nghề nghiệp

  10. Khởi nghiệp

  11. Kinh doanh

Từ khóa: 

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

phong cách sống

,

tâm lý học

,

hỏi xoáy đáp hay

,

hướng nghiệp

,

quản trị doanh nghiệp

,

xã hội

,

cơ hội nghề nghiệp

,

khởi nghiệp

,

kinh doanh

Nên đi làm thêm nhé, nhưng mà mình khuyên nên đi làm những việc gần giống với ngành nghề mình sẽ theo đuổi thì sẽ có lợi hơn, nếu không sẽ bất giác cuốn theo các ngành khác mà bỏ đi ước mơ ban đầu

Trả lời

Nên đi làm thêm nhé, nhưng mà mình khuyên nên đi làm những việc gần giống với ngành nghề mình sẽ theo đuổi thì sẽ có lợi hơn, nếu không sẽ bất giác cuốn theo các ngành khác mà bỏ đi ước mơ ban đầu

Nói thẳng ra là kiếm tiền là làm giàu. Muốn hay ko muốn ?
Người khác ko thể đưa ra lời khuyên này cho bạn, vì đó là vấn đề của cuộc sống mà bạn mong muốn.

Chào bạn, câu hỏi của bạn khá thú vị. Mình có một vài ý nghĩ như sau:

Về việc làm thêm:

Sinh viên nên làm thêm để tích lũy kỹ năng mềm trong cuộc sống, biết được giá trị của đồng tiền, trải nghiệm để hiểu được môi trường làm việc bên ngoài cần những gì để kịp thời bổ sung nhưng hiểu biết mà trên giảng đường chưa có thời gian đề cập đến.

Các bạn sinh viên có thể chọn những công việc gắn với ngành học hoặc những công việc bán thời gian cơ bản (như nhân viên phục vụ, lễ tân, cộng tác viên v.v.). Đây là nhóm việc tuy vất vả nhưng lao động chính đáng nên tạo ra thu nhập chính đáng.

Chọn việc làm thêm nên đảm bảo sức khỏe, không ảnh hưởng đến học tập. Những công việc thiếu minh bạch (dù kiếm ra nhiều tiền), gây ảnh hưởng đến đạo đức, sức khỏe và học tập thì không nên ham, nên cố.

Dần dần, chúng ta sẽ có tất cả nhưng không phải là có tất cả cùng lúc. Nên giờ là lúc bàn đến khởi nghiệp và lập nghiệp:

Mình tin rằng khởi nghiệp và lập nghiệp cần rất nhiều sự chuẩn bị và toàn tâm toàn ý. Trong khi đó sứ mệnh của sinh viên không phải là khởi nghiệp (có tinh thần khởi nghiệp là đáng quý rồi, chưa cần khởi nghiệp ngay và luôn).

Sứ mệnh của sinh viên là học tập, tích lũy kiến thức kỹ năng và bồi dưỡng nhân phẩm, đạo đức. Nếu không nhận thức được sứ mệnh của bản thân qua từng giai đoạn, chúng ta sẽ dễ dàng bị chính sự nóng vội của mình quật ngã.

"Thương trường như chiến trường", nếu thao trường chưa đổ mồ hôi đủ (việc rèn luyện chưa đến nơi đến chốn) thì đương nhiên ra chiến trường (khao khát mạo hiểm để lập công) thường chỉ để hi sinh vô ích.

Tuần trước mình có ngồi trò chuyện với một người anh, là doanh nhân. Anh chia sẻ ham hố "Khởi nghiệp ngờ-u" khiến cho không chỉ sinh viên mà kể cả những người trưởng thành tán gia bại sản, rước cục nợ vào người để rồi buộc phải đi vay nặng lãi, làm các công việc vi phạm pháp luật, đắm chìm vào nghiện ngập để xả stress hoặc báo nợ gia đình- kết cục thê lương như nhau.

Vẫn có những sinh viên xuất sắc khởi nghiệp thành công, lập nghiệp vẻ vang với thành tích học tập ấn tượng. Nhưng nếu chúng ta nhẫm lẫn giữa đa số với thiểu số, ngộ nhận giữa mình và họ, thì thường sẽ không có kết quả tốt đẹp. 

Mong rằng một vài ý kiến cá nhân của mình, để tham khảo, sẽ mang đến bạn những giá trị tích cực.