Sinh vật cổ đại - Glyptodon rùa khổng lồ
Glyptodon là một loài thú có mai (hay bộ Cingulata) trong họ Glyptodontidae sống ở thế Canh Tân kỷ Neogen (khoảng thời gian này chính là thời kì đồ đá của loài người). Sinh vật này có kích thước và trọng lượng ngang với một chiếc xe hơi bốn chỗ. Do sự hợp nhất giữa các đốt sống, mai và đầu khiến chúng chỉ có thể kiếm ăn dưới đất mà thôi và chỉ cần thấy hình ảnh của nó thôi là bạn có thể đoán ngay nó là loài ăn thực vật, Glyptodon có 13 đốt sống liên tiếp, 4 trong số 13 đốt sống trước rất gần nhau đến mức hầu như không thấy rõ. Càng về phía sau các đốt sống càng trở nên xa nhau hơn rất rõ. Cơ hàm của chúng rất khỏe. Song thị lực rất yếu, chúng bị mù màu, tầm nhìn thấp trong điều kiện ánh sáng mờ và mù trong điều kiện ánh sáng mạnh. Nơi sống của chúng là các khu vực có rừng, rừng phụ, ấm áp và ẩm ướt, hang động, trong khi một số khác phổ biến hơn quen với các khu vực mở, lạnh, nơi đồng cỏ .
ảnh minh họa: allthatsinteresting.com
Hình ảnh của Glyptodon giống như một con rùa khổng lồ vậy chỉ có điều nó có vành tai. Và sẵn nói luôn nó không phải thuộc loài rùa đâu mà là thuộc họ hàng của con tatu . Con tatu khá nhỏ chỉ ở kích thước trung bình thôi khác với người anh em khổng lồ của nó. Hình ảnh của glyptodon cũng xuất hiện khá nhiều trong các bộ phim điện ảnh.(anh này cũng nổi tiếng đáy chứ)
Glyptodon đã tuyệt chủng ở cuối thế canh tân vì nhiều lý do và hiện nay con người chỉ có thể tìm thấy được hóa thạch của chúng mà thôi, một số hóa thạch của glyptodon đã được chúng ta tìm thấy khá nguyên vẹn và đang được trưng bày ở một số nơi ví dụ như trung tâm khoa học Exley.
Nhóm các nhà khảo cổ Argentina bên một hóa thạch Glyptodon được khai quật năm 1957 và hiện trưng bày tại Trung tâm Khoa học Exley
ảnh minh họa: nongnghiep.vn
P/S: Khi các học giả lần đầu tiên thừa nhận chi Glyptodon, thì không có sự đồng thuận về tên của nó. Năm 1837, Tiến sĩ Lund, một giáo sư viết hồi ký về khu hệ động vật cổ xưa của Brazil, đề nghị tên của sinh vật này là "Hoplophorus". Năm 1838, một nhà khoa học khác, Giáo sư Bronn đã đề xuất tên cho chi mới này là "Chlamydotherium". Trong hồi ký năm 1839 của Giáo sư D'Alton, nó được gọi là "Pachypus". Sau đó, giám đốc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Dijon là ML Nodot, đã đặt tên cho chi là "Schistopleuron".
Cuối cùng nó đã được đặt một cái tên duy nhất khi học giả người Anh, Richard Owen nhận ra tất cả các hóa thạch của chi này đều giống nhau về cấu tạo từ thân răng đến cấu trúc răng. Ông quyết định gọi chi đó là "Glyptodon", có nghĩa là "răng có rãnh hoặc chạm khắc", với từ "γλυπτός" (glypto) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "điêu khắc" và "ὀδοντ", "ὀδούς" (odon) có nghĩa là "răng".
sinh vật cổ đại
,glyptodon
,rùa
,tatu
,thế canh tân
,khoa học
Bạn ơi sao mai của con tatu chín đai lại nhìn không giống glyptodon vậy bạn, nó tách hẳn ra thành chín cái đai luôn?
Người ẩn danh
Bạn ơi sao mai của con tatu chín đai lại nhìn không giống glyptodon vậy bạn, nó tách hẳn ra thành chín cái đai luôn?
Dương Bá Thương