Siêu bão năm Giáp Thìn 1904

  1. Lịch sử




Mỗi năm dạo qua báo mạng thấy nhiều thanh niên comment kiểu đón bão với tư thế đón Tết, tưởng được nghỉ học là sướng nên vui như hội luôn. Bão to quá người ta cắt điện hết thì ở nhà chán vãi ra đấy, chưa kể có khi còn cúp luôn cả nước, tắm rửa hay toilet thì ráng nín. Thậm chí không có hàng quán nào bán thì phải nhịn đói luôn (tôi đã từng chứng kiến hàng xôi gần nhà bị mấy chục con người bu vào như thời bao cấp).

Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Bão tan thì đi học bù chết mẹ luôn chứ dễ ăn quá mà đòi nghỉ. Hồi đời vua Thành Thái có trận bão rất dữ năm Giáp Thìn 1904, cũng vào miền Nam luôn và thiệt hại rất kinh khủng.

"Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm của nên thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa…”

Đó là tuyên bố chắc nịch của một quan chức Sài Gòn năm Giáp Thìn 1904. Ngay hôm sau, Sài Gòn tưởng dông thường thôi, đến 5 giờ chiều mưa gió cực to, nhà bay nóc, dây điện bị xé, ngựa bứt dây cương chạy vì sợ, tàu ở Bến Nhà Rồng chìm đồng loạt. Toàn bộ các tỉnh Nam Kỳ đều dính không chừa một tỉnh nào hết. Nguyên hàng dừa do người Pháp trồng ở bãi Sau Vũng Tàu bị đốn ngã sạch sẽ do sóng thần cao gần 4m. Từ Kiên Giang đến Long An bão quật tơi bời, thây ma nổi lềnh bềnh trên sông Vàm Cỏ. 💨🌊

Nặng nhất là ở Tiền Giang, chỗ Gò Công và Mỹ Tho, dân vẫn đang đánh cá và thu hoạch nông sản. Hôm đó là 16 tháng 3 âm lịch, dân làng Tân Bình Điền hồ hởi đi xem tuồng Quan Công dẫn 2 chị dâu tìm Lưu Bị. Đang tới lúc gay cấn thì nước lũ quét đến, không ai chạy kịp. Khi nước rút, người ta đi kiếm thân nhân thì thấy xác Tào Tháo, Quan Công mặt còn nguyên son phấn nằm vắt vẻo trên cây tre. Sau có ngày giỗ lớn:

"Tháng ba, mười sáu lai niên,
Cũng trùng một bữa, đậu tiền cúng chung."

Bão ít khi đổ bộ vào miền Nam nhưng mỗi lần tới là thiệt hại nặng vô cùng do dân Nam chúng ta coi thường sức công phá của bão. Nó là một trong những thiên tai nguy hiểm nhất. Riêng năm Giáp Thìn đó, 3000 người Sài Gòn đã tử nạn. 🌪🌪🌪

"Mỹ Tho, Cửa Tiểu ba đào,
Bến Tre, Cần Giuộc, Vũng Tàu, Đồng Tranh.
Cần Giờ, Bà Rịa chung quanh,
Thảy đều hư hại đành rành chẳng sai.
Vĩnh Long, Sa Đéc một vài,
Cần Thơ cây ngã, lầu đài vô can.

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Một trận đông phong xiêu vợ lạc chồng
Em nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

Mới hay chết hết mẹ cha,
Kẻ đi tìm vợ người thời tìm con.
Chẳng biết ai mất ai còn
Phen này thịt nát xương mòn trời ôi."
Từ khóa: 

bão năm giáp thìn

,

thành thái

,

nam kỳ

,

lịch sử

“Một trận đông phong xiêu chồng lạc vợ,
Em nằm nghĩ lại lệ hồng tuôn rơi.”

Trả lời
“Một trận đông phong xiêu chồng lạc vợ,
Em nằm nghĩ lại lệ hồng tuôn rơi.”

Mình dân Gò Công nên không lạ gì chuyện này, được nghe kể từ thời nhỏ xíu, bãi nghĩa trang người chết bão Giáp Thìn đến giờ vẫn còn.
Trong đó có nhiều câu chuyện hay lắm, một chất liệu cực tốt để làm phim mà đến giờ vẫn chưa thấy phim nào :))

Và sau đó đúng 60 năm, cũng có một trận lụt Giáp Thìn càn quét miền Trung nước ta, tang thương khắp cả nước :

https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khiep-dam-lut-nam-thin-20141207220838669.htm