Sẽ ra sao nếu con người đi quá giới hạn của biển?

  1. Khoa học

Đau đớn, buồn nôn, bất tỉnh, thậm chí tử vong là những cái "giá" khủng khiếp cho con người nếu đi quá giới hạn của biển.

Con người vẫn có những giới hạn thể chất nhất định không thể vượt qua. Một trong những hạn chế đó là áp suất của nước. Chúng ta không thể lặn sâu được như cá. Sự khác biệt đó đến từ cấu tạo cơ thể và một số qui luật vật lí

Lặn biển sâu mà không có bình oxy:

Loic Leferme, người lặn sâu nhất thế giới, được mệnh danh là "người cá" vì lặn xuống đến độ sâu 162m không có bình oxy vào tháng 10/2002. Nhưng độ sâu đó cũng chẳng thấm vào đâu so với khả năng của cá hay các sinh vật biển khác.

Điều gì đã giới hạn khả năng này, nguyên nhân đến từ sức ép từ môi trường nước lên cơ thể,giới hạn dung tích phổi (trung bình chúng ta chỉ nhịn thở khoảng 3 phút) và khả năng thích nghi của cơ thể với áp suất thay đổi.

Tác động của áp suất dữ dội:

Nếu như trên cạn, chúng ta chỉ chịu áp lực của không khí (khoảng 1 atmosphere) thì ở dưới nước chúng ta phải chịu thêm áp lực của nước (Cứ 10 mét nước là thêm 1atm) cộng với không khí.

Trong cơ thể có những phần rỗng mà lại có chất hơi như hai lá phổi, phần giữa của tai, các xoang (hốc xương) ở mũi, ở trán... Chúng là những phần nhạy cảm nhất với áp suất cũng như dễ bị tổn thương nhất.

Áp suất này tác động trước hết lên màng nhĩ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn do sự mất cân bằng áp suất.

Nhưng tại sao chúng ta vẫn có thể lặn sâu trong một mức độ nhất định khi mà chỉ mới lặn sâu 30 mét thì cơ thể đã chịu lực ép tương đương 45.000 kg!

Đây là do sự cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngoài cơ thể, cơ quan của người trưởng thành có tới trên 60% là nước.

Mặt khác, không khí nén mà người đó hít vào lại có áp suất bằng áp suất mà nước tác dụng vào người đó, giúp đối trọng lại sức đè này.

Như vậy khi mà áp suất bên trong và bên ngoài còn cân bằng nhau thì người lặn vẫn trong trạng thái an toàn, một khi áp suất bên ngoài quá lớn so với áp suất bên trong. Chúng ta sẽ bị nước "đè" chết!


Trở ngại về Nitơ

Nếu lặn sâu hơn (40 mét), người lặn có thể rơi vào trạng thái "say Nitơ". Lý do, khi lặn sâu, Nitơ lại tan vào trong máu nhiều hơn là do định luật về chất khí hòa tan trong nước

Triệu chứng còn nặng hơn, nếu vừa mệt lại vừa lạnh, nhất là trước đó lại có uống rượu. Xuống tới độ sâu 90- 100 mét, thì có thể bị mê sảng, bất tỉn. Gây nguy hiểm cho tính mạng người lặn.

Một nguy cơ nguy hiểm khác khi người thợ lặn lặn sâu nhưng đột ngột nổi lên mặt nước là, do áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị giãn nở nhanh tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu vô cùng nguy hiểm.

Nitơ hòa tan quá nhiều gây rối loạn và tác động lên toàn bộ cơ thể, đây được xem là nguy cơ khiến cho nhiều người tử vong hoặc bị các di chứng nặng nề khi lặn.

 

Lặn sâu với bình dưỡng khí

Mặc dù được trang bị bình dưỡng khí, thời gian dưới nước của con người kéo dài lên rất nhiều, nhưng giới hạn lặn sâu vẫn rất hạn chế (khoảng 330m có bình oxy theo ghi nhận của sách kỷ lục Guiness do một công dân Ai Cập xác lập năm 2005).

Áp lực nước vẫn là yếu tố cản trở vô cùng lớn dù có bình dưỡng khí hay không (vì bình oxy chỉ giúp kéo dài thời gian dưới nước chứ không thay đổi được sự tác động của áp lực nước lên cơ thể).


Từ khóa: 

khoa học