SCI và Thủy Muối: Không bệnh nhân nào phải đơn độc chiến đấu với ung thư
Tôi có thắc mắc là: Vì sao ngày càng nhiều người mắc căn bệnh ung thư đến vậy? Và dường như độ tuổi mắc ung thư ở nước mình đang bị trẻ hóa đi rất nhiều? Nguyên nhân là do đâu???
Ung thư là căn bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, cả người già, lẫn người trẻ. Trước đây khi còn bé, tôi luôn nghĩ ung thư là câu chuyện của những gia đình kém may mắn khác, không phải của mình đâu cho đến khi lớn lên, căn bệnh đáng ghét này lần lượt ghé thăm người thân trong gia đình tôi; 2 ông của tôi lần lượt mất vì ung thư, 2 bác và bố tôi cũng mắc ung thư nhưng may mắn ở những giai đoạn đầu và họ đang sống chung rất kiên cường với chúng. Ung thư thực sự đang tiệm cận đến bất cứ ai.
Có những loại ung thư nào? Vì sao bệnh nhân lại mắc phải?
Từ kiến thức y khoa của Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó Chủ tịch hội ung thư Việt Nam, chia sẻ như sau:
Ở người già thường sẽ gặp các loại ung thư như dạ dày, gan, phổi, trực tràng; ngược lại một số bệnh khác được ghi nhận nhiều hơn ở người trẻ như ung thư máu, bạch cầu, hạch… Số người mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới vẫn ở độ tuổi 50-60.
Ung thư ở người già vẫn được ghi nhận nhiều hơn do nằm trong quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người càng sống lâu, thời gian tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ngày càng nhiều, bao gồm các chất ô nhiễm độc hại, càng lâu càng tích tụ nhiều.
Nguyên nhân thứ hai là trong cơ thể chúng ta luôn diễn ra quá trình tự đào thải và tạo mới các tế bào. Những chu kỳ này càng diễn ra nhiều theo thời gian, sai sót đột biến tế bào càng nhiều - chính là yếu tố gây nên các bệnh lý về ung thư.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn trên thế giới. Điển hình là ung thư vú được ghi nhận trẻ hơn so với thế giới 5-10 tuổi. Nhiều phụ nữ 40 tuổi đã mắc bệnh.
Bên cạnh đó, còn có một số bệnh ung thư ở nước ta mắc trẻ hơn so với thế giới là ung thư phổi (căn bệnh mà chị Thủy Muối mắc phải), dạ dày, trực tràng…
Chưa có thống kê đầy đủ về việc trẻ hóa ung thư ở Việt Nam, nhưng một số bệnh ở nước ta có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới. Nguyên nhân có thể do môi trường của chúng ta ô nhiễm nặng nề hơn, việc tiếp xúc của con người với những yếu tố độc hại nặng nề và cường độ cao hơn.
Nhưng các bệnh nhân sẽ không còn phải chiến đấu với ung thư một mình!
Salt Cancer Initiative (SCI) là một dự án hỗ trợ bệnh nhân ung thư ở Việt Nam do Trương Thanh Thủy (Thủy Muối) vận hành và lan tỏa; Thủy cũng chính là một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Những niềm tin và nghị lực của Muối chưa bao giờ tắt trước mọi sóng gió, truyền cảm hứng sống, nghị lực tới nhiều người cùng hoàn cảnh.
Vài nét về Thủy Muối
"Khi đi qua giai đoạn điều trị ung thư, mình nghĩ rằng không một bệnh nhân ung thư nào phải đương đầu với cuộc chiến này một mình, và đó là lý do Salt Cancer Initiative (SCI) ra đời. Thủy đã đi qua một cuộc đời rất đầy đủ, đầy đủ yêu thương, đầy đủ chân thành... Sống trong cuộc đời này đâu chỉ là mình đạt được cái gì mà quan trọng là mình để lại được cái gì cho đời" - Thủy chia sẻ.
Điều khó khăn nhất của bất kỳ bệnh nhân ung thư nào không phải là những cơn đau dài dẳng, mà là khoảnh khắc họ phải chấp nhận sống với căn bệnh này cho đến suốt đời. Thủy nói, cuộc đời một bệnh nhân ung thư từ khi phát hiện bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn:
Thủy Muối cùng Salt Cancer Initiative (SCI) đã tổ chức thành công các hoạt động nhằm giúp các bệnh nhân vượt qua từng giai đoạn trên trong gần 2 năm qua với thông điệp: Ung thư không phải là tiếng gọi của tử thần, mà đơn giản chỉ là cơ hội để chúng ta có thể sống một lần nữa, yêu thương một lần nữa, chân tình một lần nữa với những người xung quanh chúng ta.
Thông qua dự án này, Thủy Muối hy vọng 400 con người được chẩn đoán bị ung thi mỗi năm ở VN khi nhìn những bức ảnh này, họ sẽ biết rằng ngoài kia có những người có hoàn cảnh như chính họ nhưng có cách nhìn tích cực hơn với cuộc sống của mình.
Những nỗ lực Thủy Muối và SCI đã góp phần viết nên rất nhiều câu chuyện đẹp về hành trình của các chiến binh ung thư!