Sau khi tốt nghiệp sinh viên có những tri thức, tích lũy gì để làm nền tảng giúp có được những công việc mong muốn?
kiến thức chung
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo
- Có kiến thức cơ bản thuộc Khối kiến thức chung theo lĩnh vực của nhóm ngành, nắm vững các kiến thức về cơ sở văn hóa Việt Nam, phương pháp nghiên cứu khoa học, môi trường và phát triển, lôgic học đại cương, lịch sử văn minh thế giới, nhà nước và pháp luật đại cương, xã hội học đại cương. Ngoài ra, có thể lựa chọn để bổ sung thêm các kiến thức về kinh tế học đại cương, tâm lí học đại cương, thống kê cho khoa học xã hội hoặc thực hành văn bản tiếng Việt;
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những lĩnh vực cụ thể của chuyên môn.
- Có những nhận thức cơ bản về Hán Nôm cơ sở, dẫn luận ngôn ngữ học, nghệ thuật học đại cương, lịch sử Việt Nam đại cương;
- Bên cạnh các kiến thức mang tính bắt buộc nói trên, người học cũng có thể lựa chọn bổ sung để có kiến thức trong tổng thể kiến thức bao gồm văn học Việt Nam đại cương, Việt ngữ học đại cương, phong cách học tiếng Việt, nhân học đại cương, mĩ học đại cương, báo chí truyền thông đại cương.
Các kỹ năng nghề nghiệp:
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
- Có trình độ chuyên môn về nghiên cứu, phê bình và ứng dụng văn học, đặc biệt, có khả năng ứng dụng, thực hành cao trong những lĩnh vực liên quan đến văn học trong các lĩnh vực đời sống xã hội;
- Trên cơ sở kiến thức cơ bản về tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác để đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau;
- Đảm nhận công ở những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật). Có khả năng tham gia vào việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài).
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Giang Văn Linh