Sáng tạo trong thời trang: Chuyên môn cần hay không?

  1. Thời trang

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thời trang Việt Nam trong nhưng năm qua đang phân cực chất lượng thời trang thành những vế đối lập; cũng như sự chạy đua của các cá nhân và tổ chức, trong nước và quốc tế cũng phân cấp thị trường thời trang thành những “khu vực” riêng biệt. Vậy, liệu rằng…

Thời trang có cần kiến thức chuyên môn?

Ngày nay, sinh viên, học viên tốt nghiệp các trường về thiết kế, thời trang… luôn cầm trong tay các bài thi, bài tốt nghiệp hay portfolio chuyên nghiệp, với những hình ảnh cá tính, hiện đại. Nhưng khi các bạn được tuyển dụng và đi làm chuyên nghiệp thì có một sự thật phũ phàng rằng, kiến thúc thời trang là con số 0 và cách nhìn sáng tạo thiếu thực tế.

Theo chia sẻ của GS Nancy Riegelman – Người có 38 năm giảng dạy tại trường thời trang FIDM, Art Center, Parsons của Mỹ và hoạt động tích cực trong lĩnh vực thời trang tại quốc gia này, thì hầu hết 10 năm trở lại đây, giáo dục chuyên môn và chuyên sâu trong ngành thời trang đã bị lãng quên, học sinh chỉ đâm đầu vào những ý tưởng sáng tạo và quên mất đi tính thực tế.

Trước năm 2015, Gucci chính là bài học đắt giá dễ nhận thấy khi nhà mốt này còn dưới bàn tay dẫn dắt của vị Giám đốc sang tạo Frida Giannini. 13 năm lạc lối với những thiết kế bị đánh giá là quê mùa, không hợp thời, thương hiệu thời trang cao cấp này phải thay đổi vì nó đang “ngắc ngoải”. Dĩ nhiên cú lội ngược dòng kể từ sau năm 2015 với vị Giám đốc sang tạo mới Alessandro Michele, người đã mang hơi thở đương đại vào trong những mẫu thiết kế của Gucci, đã giúp thương hiệu này chuyển mình mạnh mẽ. Ngược lại, cái gốc của Balenciga lại được nhà mốt Delpozo tiếp nhận và tạo ra nét riêng trong sự lãng mạn, tinh tế, thông qua các kỹ thuật cắt may “haute couture” (may đo cao cấp, thuật ngữ để nói về việc may đo trang phục riêng cho các cá nhân, do các hãng nổi tiếng thực hiện, thuật ngữ ‘’haute couture’’ chỉ được sử dụng khi công ty, cơ sở hạ tầng được chứng nhận bổi tổ chức Haute Couture Council – PV) chính thống trước đây. Như vậy, dù đi theo hai hướng khác nhau, tiếp nhận tính tân thời và tiếp thu tính truyền thống, tuy nhiên nếu không có kiến thức sâu rộng về thời trang, liệu hai thương hiệu trên có gây “sốt” như thời gian qua?

thoi-trang-co-can-chuyen-mon

Trong bài viết gần đây cũa BOF ‘’ How Fashion become a bad word’’ nhà thiết kế Narciso Rodriguez oi đã chia sẻ: “Tôi không thể hiểu thời trang của ngày nay. Là một nhà thiết kế, tôi đang phần nào kiệt sức và phần nào đó tôi không còn hào hứng với nó nữa. Có phải chúng ta đang có vấn đề?”

Xây dựng thương hiệu trên xu hướng và nhu cầu?

Chiếc áo crop-top (bắt đầu cuộc đua là Nosbyn, sau đó các thương hiệu, các hội chợ hùa nhau bán) là ví dụ đơn giản nhất thể hiện sự cạnh tranh trên giá thành thay vì chất lượng của sản phẩm. Dạo một vòng các trang bán hang trực tuyến hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy chiếc áó này ở nhiều nhãn hàng khác nhau không có điểm khác nhau nổi bật về chất liệu, phom dáng, mà chúng chỉ khác nhau về giá cả. Thay vì đầu tư về chất liệu hay mạnh tay hơn thay đổi phom dáng để sản phấm có được độ vừa vặn tốt hơn, các bạn thay nhau đẩy giá lên, từ 150 nghìn đến thậm chí là 450 nghìn. Một sản phẩm “hot” với hơn 100 sự cạnh tranh, nhưng không có một sự cạnh tranh nào về chất lượng.

Hay ví dụ khác, một thiết kế “hot” được lấy từ “cảm hứng quốc tế’’, một nhà thiết kế Việt bán giá 650 USD, còn một thương hiệu thời trang phổ thông khác lại chỉ bán với giá 65 USD. Điều này đã tạo sóng dư luận khi nhà thiết kế trên nói đây là sản phẩm mà bản thân nhà mốt đó thiết kế bản gốc và các siêu sao hạng A đang xếp hàng dài để có thể sở hữu; trong khi đó, thương hiệu thời trang phổ thông kia chỉ đơn thuần đồng ý và cho rằng họ đang dựa trên xu hướng, bán theo nhu cầu thị trường. Thay vì nhận là cảm hứng sáng tác, chúng ta lại đôi co và vạch áo cho người xem lưng. Hay dễ hiêu hơn khi tất cả các mẫu thiết kế rập trong sách Magic Pattern làm mưa làm gió và làm giá - trong quyển sách dạy về kỹ thuật, nhiều người mang ra “tái chế’’ và tạo ra các sản phẩm với giá thành chênh lệch. Có thể thấy, người thì sẵn sàng thoả hiệp với nhu cầu của thị trường và đối tượng khác hàng của họ; người thì cố gắng khoác lên mình “chiếc áo chất lượng” quá rộng. Có phải chúng ta đang lười biếng trong “chuyên môn’’ và chỉ lấy ý tưởng có sẵn và tạo ra sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng đang có, thu hẹp khả năng phát triển? Đồng thời với đó là an toàn trên các con số?

thoi-trang-co-can-chuyen-mon-01

Sự cạnh tranh của thuế nhập khẩu đưa các kênh phân phối, các thương hiệu quốc tế về Việt Nam, hay một số gọi là tạm nhập tái xuất (hoặc ngược lại). Doanh nghiệp với 100 cửa hàng, không đấu tranh nổi trong sáng tạo và tạo ra được “DNA” thương hiệu (cá tính/tính chất thương hiệu riêng biệt – PV), thậm chí là cạnh tranh và chạy theo các mass-brands (nhãn hàng phổ thông – PV). Nhu cầu thị trường có nhưng tiếp cận thị trường cùng với xu hướng thì chúng ta đều đang thiếu các nhân tố, khiến chúng ta đang là những người chạy theo chứ chưa nắm bắt hay dẫn đầu xu hướng.

PR & Marketing thời trang?

Nếu sản phẩm không chất lượng và PR chỉ dựa trên hình ảnh thì sẽ thế nào?

Mỗi mùa, các cửa hàng thời trang, các thương hiệu đều đầu tư vào hình ảnh và những show trình diễn đa sắc màu. Và hầu hết đều sử dung KOLs (Key Opinion Leader: tạm dịch "Người tư vấn chính") để tạo độ phổ biến, nhận diện trên thương hiệu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu trong số KOLs là người sử dụng sản phẩm? Đối với thương hiệu Việt, bài toán đặt ra luôn là bao nhiêu tiền chi cho quảng bá một bộ sưu tập, chứ chưa chú trọng đến việc chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một sản phẩm chất lượng.

Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức thời trang hiện nay tại Việt Nam đang dựa trên những lời khen, dựa trên cộng đồng, sự khen nhau trên ý tưởng, sắc màu, dựa trên việc ai đang quảng bá cho thương hiệu đó… Nhưng đối nghịch, việc chê thì chưa, bởi hiếm ai dám tự nhận am hiểu về chất liệu, về kỹ thuật, hay cách nâng cấp sản phẩm .

Không chỉ ở riêng Việt Nam, đây là câu chuyện chung trên thế giới và xã hội. “Những kẻ tạo ra thị trường” ngày càng ỷ lại và đang dần “sleeping success” - ngủ quên trên chiến thắng.

thoi-trang-co-can-chuyen-mon-02

Sự ảnh hưởng của thương mại điện tử?

Với thương mại điện tử phát triển, Tập đoàn bán lẻ SEAR phải đóng cửa vì Amazon, cùng với đó là sự cạnh tranh từ Lazada, Shoppee, Sendo, Leflair và các kênh điện tử, mua bán shopping nhỏ lẻ khác. Bao nhiêu khách hàng có thời gian để mua và hiểu chất lượng sản phẩm của thương hiệu?

Trên nền tảng Net-A-Porter và sau này là Farfetch, thành công là khi họ bán các thương hiệu cao cấp – các thương hiệu với chất lượng đã được công nhận, nhưng còn các sản phẩm mới thì sao?

Sự tiện ích sẽ giúp ích cho kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng ngược lại nếu sản phẩm không đồng nhất, chất lượng không ổn đinh thì sự lâu dài sẽ là bao lâu đến khi có cạnh tranh về giá? Lối đi nào , thử thách nào cho nền thợ may vườn, thương hiệu bé, thương hiệu lớn, nhà thiết kế trong nước tạo ‘’chất’’ cho sản phẩm và ngôn ngữ thời trang .

thoi-trang-co-can-chuyen-mon-03

Tất cả không chỉ dừng ở hình ảnh đẹp. Hiên nay trên thị trường, tốt nhất trong các thương hiệu trẻ đó là TheBlueTShirt, khi chính họ thấy sự khó khăn và sự trùng lấp, họ kiếm hướng đi riêng của thương hiệu, tập trung mạnh và ‘’đối tượng khách hàng’’ – tạo ‘’core’’ sản phẩm và nâng cấp ‘’core sản phẩm để tạo sư bền vững trong chất lượng từ hình ảnh, đến form dáng và cả các chiến dịch thời trang. Đây là thương hiệu mạnh và có câu chuyện riêng của nó, sự vượt khó là câu chuyện riêng mà họ sẽ kể trong thời gian tới.

Kết luận:

Từ những câu chuyện trên, có 3 bài học được rút ra:

  1. Doanh nghiệp cần người tài để làm việc, thay đổi và tính KPIs (hiệu suất/năng xuất) trên khả năng sáng tạo và vận hành. Vậy họ có thể tuyển dụng những người chỉ có sáng tạo bay bổng nhưng không hiểu được tính thực tế?
  2. Thương hiệu thời trang làm sao tạo ra sản phẩm đồng nhất thay vì là may đo 1-20 sản phẩm? Làm sao để cạnh tranh về chất lượng, ý tưởng và có DNA riêng thay vì về giá cả?
  3. Sinh viên, học viên thiết kế, làm thế nào để bạn có một kiến thức vững sau những năm được đào tạo và có thể giải quyết vào các nhu cầu của bản thân, khách hàng, thương hiệu và doanh nghiệp?

Liệu rằng nền tảng kiến thức có phải là câu trả lời cho các vấn đề trên?

Từ khóa: 

vfa

,

học viện thời trang

,

thiết kế thời trang

,

thời trang