Sáng tạo có cần có kỷ luật?

  1. Design

  2. Phát triển sản phẩm

Trích đoạn của Hiếu Orion khi nói về kỷ luật trong một công ty sáng tạo nội dung

"Sau này, tôi mở Orion Media – công ty Sáng tạo nội dung - và bạn biết không: văn hóa chính của công ty tôi chính là Kỷ Luật ! Ai đó nói với tôi rằng Kỷ Luật sẽ giết chết sáng tạo?... Quên mẹ đi ! Kỷ luật là thứ Duy nhất sẽ khiến cho SÁNG TẠO được bền vững: Bạn có thể ngủ lê ngủ lết, rồi chợt nghĩ ra 1 ý tưởng hay > vẫn có ! Nhưng để ngày nào cũng phải nghĩ ra 3 ý tưởng hay, thì bạn phải thay đổi.

Kỷ luật tạo ra sức ép ! > Nếu như bạn không có SỨC ÉP cho bản thân, sức ép giúp đồng đội, sức ép của Sứ Mệnh mà bạn phải làm khi đã “lỡ” sinh ra trên đời: thì bạn sẽ thả lỏng chính bạn: có thể bạn không chết đói, nhưng để mà phát triển mạnh hay để giúp được những người xung quanh bạn, hoặc để lại 1 thứ gì đó trong đời – khó lắm !"

Trước giờ mình NGHĨ những vấn đề về sáng tạo đặc biết về nghệ thuật (phim ảnh/bài hát/tranh vẽ..) luôn cần có cảm xúc, có mood nên khó vào kỷ luật được. Mọi người ai làm trong mảng sáng tạo có thể share một chút insight không ạ?

Nguồn:

Từ khóa: 

sáng tạo

,

kỷ luật

,

design

,

phát triển sản phẩm

Cái này nó không có chuẩn chung cho ngành á. Với mỗi người sẽ có cách thức làm việc khác nhau mà vẫn hiệu quả.

Chuẩn sẽ do từng công ty/tổ chức quy định khác nhau. Có công ty yêu cầu đến làm việc từ 8h và gọi đó là kỷ luật, công ty khác cho phép tới làm lúc 10h nhưng lại yêu cầu 50 ý tưởng mới trong này hôm đó, đó cũng là kỷ luật.

Kỷ luật là thứ giúp CÔNG TY phát triển bền vững, chứ không phải "Quên mẹ đi ! Kỷ luật là thứ Duy nhất sẽ khiến cho SÁNG TẠO được bền vững."

Mình cũng không hiểu khái niệm Sáng tạo bền vững mà anh Hiếu nhắc tới trong bài, bởi ví dụ anh đưa ra là về "năng suất sáng tạo".

Trả lời

Cái này nó không có chuẩn chung cho ngành á. Với mỗi người sẽ có cách thức làm việc khác nhau mà vẫn hiệu quả.

Chuẩn sẽ do từng công ty/tổ chức quy định khác nhau. Có công ty yêu cầu đến làm việc từ 8h và gọi đó là kỷ luật, công ty khác cho phép tới làm lúc 10h nhưng lại yêu cầu 50 ý tưởng mới trong này hôm đó, đó cũng là kỷ luật.

Kỷ luật là thứ giúp CÔNG TY phát triển bền vững, chứ không phải "Quên mẹ đi ! Kỷ luật là thứ Duy nhất sẽ khiến cho SÁNG TẠO được bền vững."

Mình cũng không hiểu khái niệm Sáng tạo bền vững mà anh Hiếu nhắc tới trong bài, bởi ví dụ anh đưa ra là về "năng suất sáng tạo".

Mình nghĩ sức ép vẫn có thể sáng tạo được. Cái khó ló cái khôn. Nhưng những cái sáng tạo đó chắc cũng lắm "táo sạn" trong đó. Như những bài để đời hầu như đều đc viết ra lúc cảm xúc dâng trào. Còn nhạc cơm gạo thị trường đc mấy bài ng đời nghe đi nghe lại. Công ty a trên này là công ty sáng tạo. Những ý tưởng đó tuy ko phải là nhất nhưng có thể gọi là sử dụng đc. Sống nhờ ý tưởng mà 3 ngày mới có 1 cái thì có mà thành "công ty cái bang". Nói chung theo mình nghĩ sáng tạo dưới sức ép thì để mưu sinh còn để đời thì phải lúc hứng khởi nhất.

Kẻ mạnh nhất trên đời là các Sáng tạo giả.

Mình nghĩ sáng tạo cho nghệ thuật, giải trí chắc nó khác biệt với sáng tạo trong các ngành công nghiệp ứng dụng (Thiết kế, MKT,TVC, quảng cáo, phim ảnh ...)

Mình nghĩ sáng tạo nó bao gồm cả yếu tố cảm xúc + Kỹ thuật. Những tác phẩm nghệ thuật chắc yếu tố cảm xúc được đẩy cao hơn; còn trong lĩnh vực ứng dụng thì yếu tố kỹ thuật phải đặt lên cao nhất.

Tại sao bạn lại nghĩ cảm xúc và kỷ luật lại mâu thuẫn với nhau?

Quan điểm cá nhân của mình thì một thứ là emotion, một thứ là spirit, nó vốn là hai phạm trù khác nhau nên vốn không liên quan, và không mâu thuẫn. Tuy vậy khi gắn trên cùng một cơ thể (body), và dùng cơ thể là vật trung gian nên nó bị ảnh hưởng qua lại.

Khi bạn vui, bạn muốn hành động, chứng tỏ bản thân, muốn chăm lo cho người khác, chinh phúc thế giới. Buồn chán khiến bạn cơ thể hết năng lượng, chuyển hóa chất kém, bạn nảy sinh tâm lý buông tất cả mọi thứ, quay mặt lại với thế giới, nằm bẹp một xó, bao nhiêu lý tưởng bị lãng quên hết. Emotion là thứ khó kiểm soát, đặc biệt là khi spirit của bạn yếu. Emotion có thể làm tăng và giảm spirit của bạn.

Ở chiều ngược lại, lý tưởng có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc. Khi spirit lên cao thì não bộ sẽ điều khiển cơ thể, có thể kích thích cảm xúc tích cực và ức chế thần kinh cảm xúc tiêu cực.

Ví thế khi bạn có lý tưởng, bạn thực hành kỷ luật, bạn sẽ dễ đạt được trạng thái cảm xúc tích cực hơn.

Tại sao bạn lại nghĩ cảm xúc và sáng tạo có liên quan với nhau?

Tại sao emotion hay được dùng trong sáng tạo?

Từ quan điểm cá nhân của mình, đây là thứ bị lạm dụng. Hãy thử nghĩ về ca sĩ hát trên sân khấu. Ai cũng biết nếu cô ấy hát có cảm xúc thì dù hát không đúng kỹ thuật, giọng không hay mấy, người nghe vẫn thấy xúc động. Do cảm xúc là một thứ dễ lan truyền, nên nghệ sỹ hay mượn cảm xúc để truyền thông điệp, thu hút khán giả. Những người họa sĩ, người làm nhạc, ca sĩ ... cũng hay lợi dụng cảm xúc vào để đạt được những thành công bước đầu. Nhưng những người chuyên nghiệp và thành công nhất thì sao? Tiểu thuyết đạt giải nobel được viết bằng cảm xúc hay sự quyết tâm? Nếu bằng cảm xúc thì tất cả các trang các đoạn đều đong đầy cảm xúc hay chỉ một vài đoạn? Ca sĩ hát họ khóc họ cười là thật hay là diễn? Liệu diva hát bài hit của mình vài trăm lần có còn không còn cười với cảm xúc như ban đầu? Đương nhiên là không! Họ là những người làm việc chăm chỉ, miệt mài, và biết vận dụng cảm xúc như một phương tiện bổ trợ cho công việc mà thôi.