[Sách] Tóm tắt Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

  1. Sách

"Khi chết, chúng ta từ cát bụi về với cát bụi"
Có linh hồn bất diệt không? Và nếu có thì tôi sẽ ở thiên đàng hay địa ngục? Tôi sẽ đời đời khốn khổ hay được hưởng phước hoài hoài? Một mình hay bên cạnh thượng đế?
Thầy Thích Nhất Hạnh nói: 
"Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là chò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ sinh cũng chưa bao giờ từng diệt" và "Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến - đi, lui - tới".
Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?
"Các bạn là những bông hoa đã chết khi trời băng giá hay là những bông hoa khác?"
"Chúng tôi không phải những bông hoa đó, mà cũng không khác những bông đó. Khi nhân duyên đầy đủ chúng tôi biểu hiện ra, và khi thiếu nhân duyên thì chúng tôi ần tảng. Giản dị vậy thôi."
Trở thành không
Nỗi sợ hãi lớn nao nhất của chúng ta là khi chết đi, chúng ta sẽ trở thành không.
Không 
Tìm lại người thân đã mất
Khi nhân duyên không còn đầy đủ thì họ biến đi.
Họ vẫn luôn hiện hữu quanh ta nhưng ở những biểu hiện khác nhau, dưới nhiều hình thái.
Không có gì sinh ra, không có gì mất đi
Lavoisier: "Không có gì được sinh ra, cũng không có gì mất đi".
Bản chất thực của chúng ta là không sinh không diệt. Chỉ khi nàota chạm được vào bản chất chân thực đó, chúng ta mới chuyển đổi được nỗi sợ hãi mình không hiện hữu, đổi được cái lo trở thành hư không.
Không trên không dưới
Ý nghĩ trên dưới có nghĩa là trên dưới cái gì đó mà thôi. Quan niệm trên dưới không thể áp dụng cho thực tại trong vũ trụ được. Đó chỉ là những quan niệm liên hệ với môi trường ta đang sinh hoạt. Đó là những ý niệm cho chúng ta một tiêu chuẩn nhưng chúng không có thật. Thực tại không bị rành buộc vào bất kỳ ý niệm nào.
...
Không đến không đi
Nhìn cho sâu, chúng ta cũng thấy không có gì sinh ra, không có gì chết đi, không có gì tới, cũng không có gì đi, không có cũng không không, không giống cũng không khác.
-kính trọng biểu hiện của mình
- không có gì bằng kinh nghiệm 
Cái sợ đính thực
Chúng ta ai cũng sợ chết, sợ chia lìa và chúng ta sợ trở thành hư vô.
Bụt trả lời: "Hiện hữu hay không hiện hữu, đó không phải là vấn đề". Có hiện hữu hay không hiện hữu chỉ là hai ý niệm trái ngược nhau, chúng không phải là chân lý và chúng cũng không diễn tả được chân lý.
Nếu bạn có một ý niệm về Niết Bàn, thì bạn nên loại bỏ nó đi. Niết Bàn không chứa đựng một ý niệm nào hết, kể cả ý niệm về Niết Bàn. Nếu bạn kẹt vào ý niệm về Niết Bàn là bạn chưa chạm vào Niết Bàn. Sự khám phá và hiểu biết sâu xa đó khiến cho Bụt(Buhhda) vượt thoát được mọi sợ hãi, lo âu, mọi đau khổ và vượt được cả vấn đề sinh tử luân hồi.
Đốt cháy các ý niệm
Chúng ta phải vượt qua ý niệm về thường, nhưng ta cũng phải vượt qua ý niệm về vô thường. Như thế chúng ta có thể chạm tới Niết bàn. Vô ngã cũng vậy. Vô ngã giống như que diêm, nó giúp gây ra lửa trí tuệ để hiểu về vô ngã và sũng chính ngọn lửa vô ngã sẽ đốt que diêm vô ngã.
Chúng ta nên vượt lên trên các ý niệm để có được  tánh giác, và nhờ nó đốt cháy được hết các ý niệm trong ta, để cho ta được tự do.
Niết bàn ở đâu?
Niết bàn trong bình diện tuyệt đối (bản môn) không thể tách rời ra khỏi Niết bàn trong bình diện tương đối (tích môn). Khi bạn thật sự chạm được tới Niết bàn tương đối thì bạn cũng tiếp xúc được với Niết bàn tuyệt đối. Bản thể luôn luôn có sẵn trong bạn. Đối với người có tu học, điều quan trọng là bạn phải tiếp xúc được với tự tánh vô thường vô ngã của bạn. Nếu thành công, bạn có thể tiếp xúc được với Niết bàn và không còn sợ hãi nữa. Bây giờ bạn có thể cưỡi trên ngọn sóng sinh tử và mỉm cười thanh thoát.
Tích môn và bản môn
Ngày thường ta nhìn vào thực tại qua bình diện tương đối (tích môn), nhưng ta cũng có thể nhìn các thực tại đó qua bình diện tuyệt đối (bản môn). Thực tại có thể biểu hiện ra ở cả hai bình diện tương đối và tuyệt đối. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta đều có những điều cần làm trong bình diện tương đối, nhưng mỗi chúng ta cũng có quan tâm trong bình diện tuyệt đối.
Khi chúng ta tìm Thượng đế hay Niết bàn ở tình trạng an bình sâu xa nhất, là chúng ta đi tìm tuyệt đối. Chúng ta không chỉ quan tâm tới những chuyện bình thường trong đời sống như danh vọng, lợi nhuận, địa vị xã hội, các dự án, mà chúng ta cũng quan tâm tới bản chất chân thật trong ta. Thiền quán sâu xa là bắt đầu thực hiện sự quan tâm tới bình diện tuyệt đối của mình.
.......
Nhân duyên
Bụt dạy rằng khi đủ nhân duyên thì bạn biểu hiện. Khi nhân duyên không đủ nữa bạn sẽ ngưng hiện hữu dưới các hình tướng khác, trong sự kiện khác.
Thực tập nhìn sâu
Nhìn sâu vào vô thường cho phép ta khám phá ra vô ngã. Khám phá được vô ngã dẫn ta tới Niết bàn. Niết bàn là vương quốc của Thượng đế.
Vô thường 
Vô thường có nghĩa là mọi sự đều thay đổi, không có sự vật nào bất biến trong hai thời điểm nối tiếp nhau. Vì nó thay đổi mỗi phút giây, nên chúng ta không thể mô tả một cách chính xác là lúc này nó giống hay khác với lúc trước đây.
Triết gia Heraclitus đã nói: "Chúng ta không thể tắm hai lần cùng một dòng sông"
Ông ta nói đúng. Nước sông hôm nay hoàn toàn khác vois nước sông hôm qua, dù đó vẫn là một con sông.
Vô thường làm cho mọi sự đều có cơ hội
Vô thường cũng cần được hiểu bằng ánh sáng của liên hệ thương thức. Vì mọi sự đều liên quan mật thiết với nhau, chúng luôn có ảnh hưởng vào nhau. Người ta thường nói rằng "tiếng cánh bướm đập ở bên này quả đất có thể ảnh hưởng tới khí hậu ở bán cầu bên kia". Mỗi sự vật đều không cố định vì chúng chịu ảnh hưởng của các sự vật khác với nó.
......
Nhìn các cảm xúc với con mắt vô thường 
Khi có người nào nói gì làm cho làm cho bạn giận dữ và bạn mong cho họ biến mất đi, xin hãy nhìn kỹ bằng con mắt vô thường.
"Giận nhau trong bản môn, nhắm mắt nhìn mai sau. Trong ba trăm năm nữa, người đâu và ta đâu?"
Hãy để vô thường nuôi dưỡng tình thương
Vô ngã
Vô thường là nhìn vào thực tại trong khía cạnh thời gian. Vô ngã là nhìn trong bình diện không gian.
Chúng ta là ai?
Chúng ta nghĩ về thân mình như nó chính là mình, hay nó thuộc về mình. Thân này là tôi, là của tôi. Nhưng nếu nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy cái thân bạn cũng là cái thân của tổ tiên, cha mẹ, con cháu bạn. Vậy nó không phải là tôi hay của tôi! Thân bạn có đầy đủ các yếu tố khác, vô số những thứ không phải là thân, trừ một thứ, đó là cái ngã riêng biệt.
.....
Chuyển hoá khổ đau và sợ hãi
Nhìn cho sâu để nhận ra bản chất vô sinh bất diệt, không tới không đi của người bạn thương. Đó là giáo pháp của Bụt dạy về bản chất thật sự của chúng ta
Biểu hiện ẩn tàng
Bản chất của mọi sự vật là không sinh không diệt, không đến - không đi. Bản chất của tôi cũng là không đến - không đi. Khi nhân duyên đầy đủ thì tôi biểu hiện, và khi nhân duyên không còn đầy đủ thì tôi ẩn tàng, tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ đi đâu? Tôi chỉ ẩn đi mà thôi.
Qua đời không có nghĩa là mất đi
Nhìn sâu vào thực tại, bạn có thể thấy được nhiều điều. Bạn có thể vượt thoát được nhiều khổ đau và đối diện được với nhiều nhận thức sai lầm. Nếu chúng ta bước một cách êm ả vào bản môn, chúng ta sẽ không còn bị chìm đắm vào biển trầm luân của đau buồn, sợ hãi và tuyệt vọng nữa.
Thời khắc duy nhất để sống
Đã về, đã tới, bây giờ, ở đây, vững chãi, thảnh thơi, quay về nương tựa 
Thời khắc để sống là thời khắc hiện tại.
Địa chỉ của hạnh phúc
Ngay cả khi không âu lo, bạn cũng không thể có hạnh phúc nếu bạn không vững chãi, thảnh thơi. Nuôi dưỡng sự vững chãi và thảnh thơi là món quà quý nhất chúng ta có thể tự cho mình.
Buông bỏ buồn phiền
Nhìn sâu vào sự không sinh không diệt
Khi chúng ta bắt đầu hiểu được rằng chúng ta là tất cả mọi sự vật thì cái sợ trong ta biến mất.  
...........................................................................................
Từ khóa: 

sách

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tổng hợp, chia sẻ những tri thức an lành :)

Trả lời

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tổng hợp, chia sẻ những tri thức an lành :)