Sách "NHÂN TỐ ENZYME" - Bí quyết sống khỏe hay trò đùa ngụy khoa học?

  1. Sách

  2. Sức khoẻ

“Nhân tố Enzyme” của tác giả Hiromi Shinya là cuốn sách cung cấp kiến thức, chế độ dinh dưỡng… giúp con người có cơ thể khỏe mạnh. Với mong muốn ai cũng có được cuộc sống lành mạnh, “Nhân tố Enzyme” mang đến bạn đọc những phương pháp sống lâu, khỏe mạnh từ việc sử dụng hiệu quả những loại “enzyme diệu kỳ” có trong cơ thể. Nhưng vấn đề này còn rất nhiều điểm bất cập trong cuốn sách này, đặc biệt có ý kiến cho rằng bác sĩ Shinya đã đề cao những thực phẩm trong phương pháp ăn uống mang tên mình bằng cách hạ thấp các thực phẩm khác như: Sữa, sữa chua, trà, dầu ăn tinh luyện, muối, đường tinh luyện…

https://cdn.noron.vn/2022/10/17/6011950c83f0358920c19ee8e822f186-1665992235-1665992235_1024.jpg
Từ khóa: 

review sách

,

sách

,

sức khoẻ

“Nhân tố enzyme” của bác sĩ Hiromi Shinya được xuất bản lần đầu năm 2005 tại Nhật Bản, sau đó trở thành cuốn sách best- seller tại xứ sở Hoa Anh Đào với khoảng 2 triệu bản được bán ra; trở thành hiện tượng xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được nhiều người tin tưởng.

Trong cuốn “Nhân tố Enzyme”, BS Shinya cho biết: Từ việc quan sát những bệnh nhân ông chữa trị, ông thấy có rất nhiều quan điểm phổ biến về dinh dưỡng được dùng mỗi ngày là những quan điểm sai lầm. Từ đó ông đưa ra nhiều hướng dẫn về ăn uống chữa bệnh theo quan điểm mới của mình; mà đáng nói những quan điểm này không có kiểm chứng khoa học xác đáng, thậm chí trái ngược hẳn với nhiều kiến thức y khoa đã được công nhận.

Khi quá tin tưởng và thực hành theo phương pháp ăn uống (và ăn uống để chữa bệnh) của BS Shinya trong thời gian dài, độc giả nhẹ thì gặp một số rối loạn về sức khỏe; nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như đánh mất cơ hội chữa trị bệnh tốt nhất của bản thân hoặc người thân.

Chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết: “Bác sĩ Shinya đã đề cao những thực phẩm trong phương pháp ăn uống mang tên mình bằng cách hạ thấp các thực phẩm khác như: Sữa, sữa chua, trà, dầu ăn tinh luyện, muối, đường tinh luyện…

Ông dùng bằng chứng là 300.000 trường hợp lâm sàng mà ông quan sát được trong vài chục năm hành nghề để chứng minh quan điểm đó… nhưng không ai biết công trình nghiên cứu của ông ra sao, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thống kê kết quả thế nào? Độ tin cậy phải hiểu là… zero; nhưng cuối cùng ông vẫn đi đến kết luận, đó là “minh chứng tuyệt vời cho giả thuyết”…

Bạn có thể tham khảo thêm việc phản biện này tại:

Trả lời

“Nhân tố enzyme” của bác sĩ Hiromi Shinya được xuất bản lần đầu năm 2005 tại Nhật Bản, sau đó trở thành cuốn sách best- seller tại xứ sở Hoa Anh Đào với khoảng 2 triệu bản được bán ra; trở thành hiện tượng xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được nhiều người tin tưởng.

Trong cuốn “Nhân tố Enzyme”, BS Shinya cho biết: Từ việc quan sát những bệnh nhân ông chữa trị, ông thấy có rất nhiều quan điểm phổ biến về dinh dưỡng được dùng mỗi ngày là những quan điểm sai lầm. Từ đó ông đưa ra nhiều hướng dẫn về ăn uống chữa bệnh theo quan điểm mới của mình; mà đáng nói những quan điểm này không có kiểm chứng khoa học xác đáng, thậm chí trái ngược hẳn với nhiều kiến thức y khoa đã được công nhận.

Khi quá tin tưởng và thực hành theo phương pháp ăn uống (và ăn uống để chữa bệnh) của BS Shinya trong thời gian dài, độc giả nhẹ thì gặp một số rối loạn về sức khỏe; nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như đánh mất cơ hội chữa trị bệnh tốt nhất của bản thân hoặc người thân.

Chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết: “Bác sĩ Shinya đã đề cao những thực phẩm trong phương pháp ăn uống mang tên mình bằng cách hạ thấp các thực phẩm khác như: Sữa, sữa chua, trà, dầu ăn tinh luyện, muối, đường tinh luyện…

Ông dùng bằng chứng là 300.000 trường hợp lâm sàng mà ông quan sát được trong vài chục năm hành nghề để chứng minh quan điểm đó… nhưng không ai biết công trình nghiên cứu của ông ra sao, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thống kê kết quả thế nào? Độ tin cậy phải hiểu là… zero; nhưng cuối cùng ông vẫn đi đến kết luận, đó là “minh chứng tuyệt vời cho giả thuyết”…

Bạn có thể tham khảo thêm việc phản biện này tại:

Mình từng đọc cuốn này và cá nhân mình nghĩ các cuốn sách hướng dẫn kỹ năng sống, phong cách sống đều có giá trị tham khảo. "Đọc sách mà tin cả vào sách thì thà không có sách còn hơn" :)

Với trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy để đi tìm tri thức đúng, chúng ta phải mất thời gian, thậm chí là công sức. Có nhiều người nói bản chất của tri thức là nguỵ khoa học và mình nghĩ nó cũng có một phần đúng trong đó, bởi vì đã gọi là tri thức thì mọi người đồng nghĩa nó với việc được kết luận từ chuyên gia và rất đáng tin cậy. Mặt khác, khi ở trong nhóm lớn thì tâm lý đám đông sẽ khiến con người càng tin vào kiến thức mà mình đang thấy với niềm tin lớn lao hơn.