Sách "Hổ trướng khu cơ" và công trình lũy Thầy gắn liền với tên tuổi của ai?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

danh nhân đất việt

,

văn hóa

1, Sách “Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm binh thư do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự và được viết theo quan điểm cổ truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam.

Hổ trướng khu cơ là cuốn binh thư phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt, nó chứng minh rằng từ lâu người Việt đã sáng tạo một nền binh học độc lập, một nền võ học tự cường. Đọc Hổ trướng khu cơ ta thấy được truyền thống đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử của nó khá cụ thể. Tác phẩm này còn được coi như là một “di thư” của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

2, Công trình Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy cao 12 thước, dài 10 dặm, trải dài từ núi Đầu Màu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, có hình cong như hình cầu vồng. Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được. Cứ mỗi đoạn 40 thước lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công án ngự. Từ đó, chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực sự xảy ra. Sông Gianh (còn gọi là Linh Giang) là giới hạn. Khi Đào Duy Từ qua đời, chúa Nguyễn truy tặng ông là Trụ Quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Lộc Khê Hầu.

Tài liệu: bienphong.com.vn

Trả lời

1, Sách “Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm binh thư do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự và được viết theo quan điểm cổ truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam.

Hổ trướng khu cơ là cuốn binh thư phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt, nó chứng minh rằng từ lâu người Việt đã sáng tạo một nền binh học độc lập, một nền võ học tự cường. Đọc Hổ trướng khu cơ ta thấy được truyền thống đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử của nó khá cụ thể. Tác phẩm này còn được coi như là một “di thư” của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

2, Công trình Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy cao 12 thước, dài 10 dặm, trải dài từ núi Đầu Màu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, có hình cong như hình cầu vồng. Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được. Cứ mỗi đoạn 40 thước lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công án ngự. Từ đó, chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực sự xảy ra. Sông Gianh (còn gọi là Linh Giang) là giới hạn. Khi Đào Duy Từ qua đời, chúa Nguyễn truy tặng ông là Trụ Quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Lộc Khê Hầu.

Tài liệu: bienphong.com.vn

Bạch diện thư sinh Đào Duy Từ, ông Trịnh Tráng acay vs tiếc ông này lắm