Ruột thừa liệu có thừa?
Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có chức năng riêng của nó. Vậy mà lại tồn tại một bộ phận vô dụng không ai quan tâm tới mang tên Ruột thừa. Mà thừa rồi thì chớ, đằng này lỡ mà nó đau lên, nó giở chứng lên thì chỉ có nước đi bệnh viện. Vậy ruột thừa có thật sự thừa?
Ruột thừa thực sự làm được những gì?
Trước hết, ruột thừa là một kho lớn cho các mô tế bào lympho và trong suốt cuộc đời của bạn, ruột thừa hỗ trợ sản xuất một số lympho – đó là một loại bạch cầu. Tuy nhiên, trong những năm đầu phát triển, ruột thừa có vẻ như là nơi mà cơ thể có thể phơi nhiễm các tế bào máu trắng, các mầm bệnh và các chất ngoại lai khác nhau, dẫn tới việc tạo ra kháng thể.
Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng ruột thừa tạo ra các phân tử then chốt giúp chỉ đạo và vận chuyển bạch cầu đến nơi cần thiết trong cơ thể. Rõ ràng, một ruột thừa khỏe mạnh trong những năm đầu tiên sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong suốt cuộc đời của bạn.
Hơn nữa, khi trưởng thành, ruột thừa hoạt động như một hệ thống miễn dịch độc lập, có thể lọc và đáp ứng các vật liệu không mong muốn có trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Bằng cách giúp quản lý sản xuất kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch của ruột, ruột thừa cũng có thể tăng cường khả năng tự miễn dịch của cơ thể.
Cuối cùng, ruột thừa có thể được sử dụng trong các thủ tục sửa chữa khác nhau cho các bộ phận của hệ thống dạ dày-ruột. Do tính chất đặc biệt và hình dạng của ruột thừa các bác sĩ phẫu thuật đã khéo léo sử dụng nó để thay thế cơ vòng và niệu quản (khi cần thiết) để duy trì chất lượng cuộc sống bình thường cho bệnh nhân. Tính linh hoạt của ruột thừa là đáng kể và nó là một trong số ít cơ quan có thể thay đổi chức năng của mình.
Theo