Rối loạn cảm xúc có thực sự nguy hiểm hay không Làm thế nào để khắc phục nó?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

Bệnh này có thực sự nguy hiểm hay không? Vì dạo gần đây, ở nhà bác mình có anh năm nay đang 23t vẫn đang đi học đại học, nhưng tính tình của anh dạo này mình thấy hay thường xuyên cáu gắt với bác mình, nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc, hay ra ngoài nhiều, cũng không còn hay nói chuyện hay chia sẻ với mình (mặc dù ngày trước chúng mình hay nch và đi chơi cùng nhau), trước đây anh là người tốt tính và hiền lành lắm, liệu có cách nào để khắc phục chuyện này không ạ? Mình xin lời khuyên để có thể giúp đỡ ông ấy!

Từ khóa: 

sức khỏe

,

rối loạn cảm xúc

,

sức khoẻ

,

tâm lý học

Mình nghĩ rối loạn cảm xúc nó giống như một quả bom nổ chậm vậy, nó sẽ chưa gây ra nguy hiểm tức thời, nhưng nó là gốc rễ của nhiều bệnh lý khác nhau như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, việc học, công việc, gia tăng nguy cơ tự tử,... Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân có xu hướng thu mình, tự cô lập, mất hy vọng và bi quan về tương lai. Trường hợp nặng có thể xuất hiện ảo thanh, ác mộng với nội dung buộc tội và trừng phạt bản thân vì tội lỗi đã gây ra. Để giải phóng bản thân khỏi nỗi buồn sâu sắc không có lối thoát, bệnh nhân lựa chọn dùng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá quá mức.

Rối loạn cảm xúc không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới người bệnh mà nó còn gia tăng gánh nặng lên gia đình, xã hội. Vì vậy, khi chuẩn đoán được bệnh thì mình phải có phương pháp, liệu trình điều trị sớm để có thể cải thiện về những rối loạn về mặt cảm xúc, thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi. Dưới đây là những pháp pháp điệu trị rối loạn cảm xúc phổ biến như:

1. Thuốc

Dùng thuốc là một trong những phương pháp chính đối với điều trị rối loạn cảm xúc. Thuốc có tác dụng giảm các trạng thái tiêu cực và giúp cải thiện một số triệu chứng thể chất và mang lại hiểu quả cao.

- Các loại thuốc dùng trong điều trị trầm cảm:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc
  • Thuốc chống loạn thần
  • Có thể dùng thêm các viên uống bổ thần kinh, vitamin và khoáng chất tổng hợp

- Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hưng cảm:

  • Thuốc an thần, bình thần
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc
  • Thuốc chống loạn thần mạnh

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự cải thiện rõ ràng nhưng điều trị dược lý cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và nguy cơ. Do đó, bệnh nhân và người thân cần phải được hướng dẫn cụ thể về cách nhận biết và xử trí ban đầu với tác dụng ngoài ý muốn.

2. Trị liệu tâm lý

Việc dùng thuốc luôn được áp dụng song song với phương thức trị liệu tâm lí. Liệu pháp này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được thực hiện nhằm cải thiện các rối loạn về mặt cảm xúc. Khi cảm xúc được điều chỉnh, những suy nghĩ, nhận thức và hành vi bất thường cũng có chiều hướng thuyên giảm. Tất cả các kỹ thuật tâm lý trị liệu đều được thực hiện thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

Ban đầu, nhà trị liệu giúp bệnh nhân bộc lộ cảm xúc thật, suy nghĩ và nhận định về sự việc, đối tượng. Sau đó, tạo ra các kích thích và tương tác phù hợp để dần thay đổi sự tiêu cực, bi quan trong cảm xúc, cách nhìn nhận và hành vi. Ngoài ra, trị liệu tâm lý cũng giúp bệnh nhân trang bị những kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong cuộc sống, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, biết cách hạn chế các tình huống căng thẳng và kiểm soát stress.
Trị liệu tâm lý cũng hình thành cho người bệnh các thói quen tốt, dần dần thay đổi tính cách theo chiều hướng tích cực, mạnh mẽ và lạc quan hơn. Hiện nay, trị liệu tâm lý vẫn là giải pháp tối ưu, an toàn và lâu dài với bệnh nhân rối loạn cảm xúc.

3. Cải thiện, Tự chăm sóc bản thân

Khi bị rối loạn cảm xúc, phần lớn bệnh nhân luôn cần sự trợ giúp từ người thân và các bác sĩ chuyên môn, nhưng chúng ta cũng cần phải khuyến khích, khuyên nhủ họ cần phải sống cải thiện và tự chăm sóc bản thân sẽ là điều tốt nhất họ có thể làm như:
  • Tập ngồi thiền: để thư giãn não bộ và giải tỏa tâm trí. Thiền định giúp cân bằng cảm xúc, giảm sự chán nản, buồn bã, lo âu, kiềm chế sự hung hăng, bạo lực, tức giận và cáu gắt vô cớ.
  • Áp dụng một số kỹ thuật thư giãn để giải tỏa tâm trạng như hít thở sâu, lao động trị liệu, âm nhạc trị liệu, chơi với thú cưng, chăm sóc cây cối, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như vẽ tranh, du lịch, đọc sách,… Các hoạt động này phần nào giúp bệnh nhân ổn định tâm trạng và giảm các trạng thái cảm xúc thái quá.
  • Nỗ lực trong việc thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận của bản thân: giúp điều chỉnh những rối loạn về mặt cảm xúc đáng kể. Người bệnh nên viết nhật ký, tiếp cận với nguồn thông tin mang lại năng lượng tích cực (phim ảnh, báo chí có nội dung là những câu chuyện truyền cảm hứng), tham gia các hoạt động thiện nguyện,… để dần gạt bỏ suy nghĩ bi quan về tương lai và mặc cảm tội lỗi của bản thân.
  • Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh dùng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thể chất và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cảm xúc.

4. Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện (ECT) thường được thực hiện cho bệnh nhân trầm cảm nặng. Liệu pháp này sử dụng dòng diện đi qua não bộ nhằm tạo ra các cơn co giật nhỏ. Mục đích của các cơn co giật là phục hồi sự liên kết giữa các noron thần kinh, nâng cao nồng độ dopamin, serotonin và ephinephrine trong não bộ. Tuy nhiên, do tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro như mất trí nhớ tạm thời, tổn thương não bộ, chấn thương vùng mặt, đau đầu,… nên liệu pháp này chỉ được cân nhắc thực hiện khi cần thiết.

- Những trường hợp thường được cân nhắc điều trị bằng liệu pháp sốc điện:

  • Trầm cảm nặng và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc + trị liệu tâm lý
  • Hưng cảm nặng
  • Trường hợp rối loạn cảm xúc đã phát sinh các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng,…
  • Bệnh nhân nảy sinh ý nghĩ, hành vi tự sát và bỏ ăn
Rối loạn cảm xúc là chứng bệnh tâm thần phổ biến chỉ đứng sau rối loạn lo âu. Để giảm ảnh hưởng của căn bệnh này, chúng ta - những người thân cận của bệnh nhân cần phải thấu hiểu và đồng cảm, giúp đỡ họ để bệnh nhân có thêm động lực vượt qua căn bệnh tâm lý này.
Trả lời

Mình nghĩ rối loạn cảm xúc nó giống như một quả bom nổ chậm vậy, nó sẽ chưa gây ra nguy hiểm tức thời, nhưng nó là gốc rễ của nhiều bệnh lý khác nhau như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, việc học, công việc, gia tăng nguy cơ tự tử,... Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân có xu hướng thu mình, tự cô lập, mất hy vọng và bi quan về tương lai. Trường hợp nặng có thể xuất hiện ảo thanh, ác mộng với nội dung buộc tội và trừng phạt bản thân vì tội lỗi đã gây ra. Để giải phóng bản thân khỏi nỗi buồn sâu sắc không có lối thoát, bệnh nhân lựa chọn dùng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá quá mức.

Rối loạn cảm xúc không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới người bệnh mà nó còn gia tăng gánh nặng lên gia đình, xã hội. Vì vậy, khi chuẩn đoán được bệnh thì mình phải có phương pháp, liệu trình điều trị sớm để có thể cải thiện về những rối loạn về mặt cảm xúc, thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi. Dưới đây là những pháp pháp điệu trị rối loạn cảm xúc phổ biến như:

1. Thuốc

Dùng thuốc là một trong những phương pháp chính đối với điều trị rối loạn cảm xúc. Thuốc có tác dụng giảm các trạng thái tiêu cực và giúp cải thiện một số triệu chứng thể chất và mang lại hiểu quả cao.

- Các loại thuốc dùng trong điều trị trầm cảm:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc
  • Thuốc chống loạn thần
  • Có thể dùng thêm các viên uống bổ thần kinh, vitamin và khoáng chất tổng hợp

- Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hưng cảm:

  • Thuốc an thần, bình thần
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc
  • Thuốc chống loạn thần mạnh

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự cải thiện rõ ràng nhưng điều trị dược lý cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và nguy cơ. Do đó, bệnh nhân và người thân cần phải được hướng dẫn cụ thể về cách nhận biết và xử trí ban đầu với tác dụng ngoài ý muốn.

2. Trị liệu tâm lý

Việc dùng thuốc luôn được áp dụng song song với phương thức trị liệu tâm lí. Liệu pháp này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được thực hiện nhằm cải thiện các rối loạn về mặt cảm xúc. Khi cảm xúc được điều chỉnh, những suy nghĩ, nhận thức và hành vi bất thường cũng có chiều hướng thuyên giảm. Tất cả các kỹ thuật tâm lý trị liệu đều được thực hiện thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

Ban đầu, nhà trị liệu giúp bệnh nhân bộc lộ cảm xúc thật, suy nghĩ và nhận định về sự việc, đối tượng. Sau đó, tạo ra các kích thích và tương tác phù hợp để dần thay đổi sự tiêu cực, bi quan trong cảm xúc, cách nhìn nhận và hành vi. Ngoài ra, trị liệu tâm lý cũng giúp bệnh nhân trang bị những kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong cuộc sống, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, biết cách hạn chế các tình huống căng thẳng và kiểm soát stress.
Trị liệu tâm lý cũng hình thành cho người bệnh các thói quen tốt, dần dần thay đổi tính cách theo chiều hướng tích cực, mạnh mẽ và lạc quan hơn. Hiện nay, trị liệu tâm lý vẫn là giải pháp tối ưu, an toàn và lâu dài với bệnh nhân rối loạn cảm xúc.

3. Cải thiện, Tự chăm sóc bản thân

Khi bị rối loạn cảm xúc, phần lớn bệnh nhân luôn cần sự trợ giúp từ người thân và các bác sĩ chuyên môn, nhưng chúng ta cũng cần phải khuyến khích, khuyên nhủ họ cần phải sống cải thiện và tự chăm sóc bản thân sẽ là điều tốt nhất họ có thể làm như:
  • Tập ngồi thiền: để thư giãn não bộ và giải tỏa tâm trí. Thiền định giúp cân bằng cảm xúc, giảm sự chán nản, buồn bã, lo âu, kiềm chế sự hung hăng, bạo lực, tức giận và cáu gắt vô cớ.
  • Áp dụng một số kỹ thuật thư giãn để giải tỏa tâm trạng như hít thở sâu, lao động trị liệu, âm nhạc trị liệu, chơi với thú cưng, chăm sóc cây cối, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như vẽ tranh, du lịch, đọc sách,… Các hoạt động này phần nào giúp bệnh nhân ổn định tâm trạng và giảm các trạng thái cảm xúc thái quá.
  • Nỗ lực trong việc thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận của bản thân: giúp điều chỉnh những rối loạn về mặt cảm xúc đáng kể. Người bệnh nên viết nhật ký, tiếp cận với nguồn thông tin mang lại năng lượng tích cực (phim ảnh, báo chí có nội dung là những câu chuyện truyền cảm hứng), tham gia các hoạt động thiện nguyện,… để dần gạt bỏ suy nghĩ bi quan về tương lai và mặc cảm tội lỗi của bản thân.
  • Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh dùng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thể chất và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cảm xúc.

4. Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện (ECT) thường được thực hiện cho bệnh nhân trầm cảm nặng. Liệu pháp này sử dụng dòng diện đi qua não bộ nhằm tạo ra các cơn co giật nhỏ. Mục đích của các cơn co giật là phục hồi sự liên kết giữa các noron thần kinh, nâng cao nồng độ dopamin, serotonin và ephinephrine trong não bộ. Tuy nhiên, do tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro như mất trí nhớ tạm thời, tổn thương não bộ, chấn thương vùng mặt, đau đầu,… nên liệu pháp này chỉ được cân nhắc thực hiện khi cần thiết.

- Những trường hợp thường được cân nhắc điều trị bằng liệu pháp sốc điện:

  • Trầm cảm nặng và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc + trị liệu tâm lý
  • Hưng cảm nặng
  • Trường hợp rối loạn cảm xúc đã phát sinh các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng,…
  • Bệnh nhân nảy sinh ý nghĩ, hành vi tự sát và bỏ ăn
Rối loạn cảm xúc là chứng bệnh tâm thần phổ biến chỉ đứng sau rối loạn lo âu. Để giảm ảnh hưởng của căn bệnh này, chúng ta - những người thân cận của bệnh nhân cần phải thấu hiểu và đồng cảm, giúp đỡ họ để bệnh nhân có thêm động lực vượt qua căn bệnh tâm lý này.

Người nhà mình cũng có ông cậu mới phải vào trại tâm thần được 7 tháng rồi, cậu mình không phải do các tác động từ bên ngoài xã hội, hay áp lực việc học, gia đình, mà bị từ khi mới đẻ ra. Năm nay cậu đã 24t rồi và gia đình đang ngày càng bận rộn, bà thì mới mất nên cx không có ai chăm lo từng li cho cậu nữa, ba mẹ mình cũng rất bận nên mọi người trong gia đình đã đưa quyết định là cho cậu ra viện tâm thần, hàng tháng vào thăm 1 lần. Mình cũng rất buồn bởi tâm lí của họ đã không ổn định rồi, cảm xúc của họ chắc hẳn phải trống rống và cô đơn lắm, nhưng ko thể nói ra được. Nên là hãy cố gắng giúp đỡ anh của bạn khi còn có thể bạn nhé!