Robot sẽ sớm có khả năng sinh sản, thách thức quan niệm về tiến hóa

  1. Công nghệ thông tin

  2. Trí tuệ nhân tạo

  3. Khoa học

https://cdn.noron.vn/2021/07/02/evgeniy-jam-17-1624414479042727683201-1625197013_1024.jpg

Liệu người máy có thể tự sinh sản? Đây là khía cạnh quan trọng của “sự sống”, điểm chung giữa nhiều loài sinh vật. Một nhóm nghiên cứu từ Anh và Hà Lan gần đây đã công bố công nghệ tự vận hành hoàn toàn có khả năng cho phép người máy tự sinh sản, phát triển mã di truyền theo thời gian nhằm thích nghi với môi trường sống. Có những luồng ý kiến gây tranh cãi gọi đây là “tiến hóa nhân tạo”. Các robot con được tạo ra bằng cách kết hợp các mã di truyền số (digital DNA) từ hai robot cha mẹ trên máy tính. Thiết kế di truyền mới sẽ được gửi tới một máy in 3D để tạo ra thân của người máy, sau đó một cánh tay máy sẽ gắn bộ não được cài phần mềm được sao chép từ robot cha mẹ, kèm theo các bộ phận mới như cảm biến, bánh xe hay khớp nối mới được quyết định bởi thuật toán “tiến hóa”. Một bản sao của mọi robot mới sinh ra cũng được tạo ra trong giả lập trên máy tính.

Công nghệ này cho phép một dạng “tiến hóa” mới: thế hệ con có thể được tạo ra từ sự giao hợp giữa các tính trạng của một người mẹ “ảo” và một người cha “thực”, kết hợp những lợi thế của quá trình tiến hóa giả lập tuy nhanh nhưng có thể không tương đồng với thực tế khi so với các robot trong môi trường thực. Thế hệ người máy mới thừa hưởng những gì tốt nhất từ cả hai hình thức tiến hóa: giả lập và thế giới thực. Tuy công nghệ này có thể hoạt động mà không cần tới con người tác động, nó cũng cho phép con người tham gia vào quá trình “sinh sản” này: cũng giống như con người đã lai tạo có chọn lọc hoa màu, lương thực và gia súc từ thuở hồng hoang - chúng ta cũng có thể gây ảnh hưởng tới sự chọn lọc của robot. Có thể tưởng tượng một tương lai không xa khi xuất hiện những trại nuôi robot nhằm tạo ra số lượng lớn người máy với những tính trạng phù hợp với các nhu cầu nhất định. Chúng có thể được ưu tiên sinh sản chọn lọc vì tuổi thọ pin hay mức độ xả thải - y như khi con người lai tạo ra các giống cây chống hạn hay tạo ra nguyên liệu có vị ngon hơn.

Ý tưởng mô phỏng tạo hóa trong thiết kế robot tự tiến hóa rất thu hút, đặc biệt trong các viễn cảnh con người không có nhiều hiểu biết về môi trường nơi robot cần vận hành - ví dụ khai thác mỏ dưới đáy biển, xử lý chất thải trong lò phản ứng hạt nhân hay sử dụng robot siêu nhỏ để chữa trị trong cơ thể người. Khong giống như tiến hóa trong tự nhiên có mục tiêu “sinh tồn và sinh sản”, tiến hóa nhân tạo có thể có những mục tiêu đặc biệt hơn. Một khi quá trình tiến hóa này được đưa vào vận hành với công nghệ nói trên, một hệ thống máy tính có thể điều khiển các máy in 3D nhằm tạo ra các phiên bản robot ngày càng cải tiến phù hợp với môi trường vận hành. Khi đó có thể xuất hiện những tổ hợp robot có khả năng tự duy trì, sinh sản, tiến hóa mà không cần tới bàn tay con người.

Nguồn: phapluatbandoc

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

trí tuệ nhân tạo

,

khoa học

Bài này bạn tự viết, tự dịch hay copy ở đâu vậy? Nếu tự viết, xin hãy để tên bạn làm tác giả. Nếu tự dịch, xin hãy để link bài gốc, tên tác giả gốc. Nếu là copy, xin hãy để tên người dịch và website được copy, link bài gốc và tên tác giả gốc.

Mình thấy bài này có trên tinhte, genk, itzone, blogradio, khoahoc.tv, phapluatbandoc. Tính theo thời điểm đăng bài thì phapluatbandoc đăng sớm nhất, genk khoahoc.tv có dẫn nguồn từ phapluatbandoc, itzone thì dẫn nguồn từ genk, blogradio thì dẫn nguồn từ khoahoc.tv, còn tinhte thì ko dẫn nguồn. Tất cả các bài viết đều copy nguyên câu trích dẫn: "Lược dịch theo bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Emma Hart. Bài viết đã được đăng tải trên The Guardian." Tại sao bạn lại xóa đi rồi?

Mình thấy trong các Nguyên tắc cộng đồng của Noron có phần Bản quyền, nhắc nhở về việc trích dẫn đầy đủ. Mình thấy profile của bạn đang làm cho MH Solution, bạn nên để ý hơn về việc này.

Mình lướt Noron thấy cũng có rất nhiều bài viết copy mà ko trích nguồn gì cả, mình ko có thời gian để góp ý tất cả. Mong đội ngũ content của trang để ý lại việc này.

Góp ý xa hơn chút nữa: Mình nghĩ với mục tiêu là "xây dựng một cộng đồng tinh hoa trí thức Việt Nam,... nâng cao dân trí...", Noron nên format bài đăng theo chuẩn bài viết khoa học hơn. Nếu là một "tinh hoa trí thức", khi đọc bài viết này, họ sẽ làm gì? Nếu là mình, mình sẽ đặt câu hỏi và lần theo nguồn của các từ khóa, ví dụ trong bài để tìm hiểu tiếp. Ngay cả bài dịch trên phapluatbandoc cũng xóa mất các cite link trong bài gốc (vd như link dẫn đến bài báo của nhóm nghiên cứu ở Anh và Hà Lan). Mình nghĩ việc bảo toàn và khôi phục trích dẫn này hoàn toàn ko khó khăn với người làm báo, chứ ko cần phải có trình độ chuyên ngành.

Chúc Noron ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Thân ái!

Trả lời

Bài này bạn tự viết, tự dịch hay copy ở đâu vậy? Nếu tự viết, xin hãy để tên bạn làm tác giả. Nếu tự dịch, xin hãy để link bài gốc, tên tác giả gốc. Nếu là copy, xin hãy để tên người dịch và website được copy, link bài gốc và tên tác giả gốc.

Mình thấy bài này có trên tinhte, genk, itzone, blogradio, khoahoc.tv, phapluatbandoc. Tính theo thời điểm đăng bài thì phapluatbandoc đăng sớm nhất, genk khoahoc.tv có dẫn nguồn từ phapluatbandoc, itzone thì dẫn nguồn từ genk, blogradio thì dẫn nguồn từ khoahoc.tv, còn tinhte thì ko dẫn nguồn. Tất cả các bài viết đều copy nguyên câu trích dẫn: "Lược dịch theo bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Emma Hart. Bài viết đã được đăng tải trên The Guardian." Tại sao bạn lại xóa đi rồi?

Mình thấy trong các Nguyên tắc cộng đồng của Noron có phần Bản quyền, nhắc nhở về việc trích dẫn đầy đủ. Mình thấy profile của bạn đang làm cho MH Solution, bạn nên để ý hơn về việc này.

Mình lướt Noron thấy cũng có rất nhiều bài viết copy mà ko trích nguồn gì cả, mình ko có thời gian để góp ý tất cả. Mong đội ngũ content của trang để ý lại việc này.

Góp ý xa hơn chút nữa: Mình nghĩ với mục tiêu là "xây dựng một cộng đồng tinh hoa trí thức Việt Nam,... nâng cao dân trí...", Noron nên format bài đăng theo chuẩn bài viết khoa học hơn. Nếu là một "tinh hoa trí thức", khi đọc bài viết này, họ sẽ làm gì? Nếu là mình, mình sẽ đặt câu hỏi và lần theo nguồn của các từ khóa, ví dụ trong bài để tìm hiểu tiếp. Ngay cả bài dịch trên phapluatbandoc cũng xóa mất các cite link trong bài gốc (vd như link dẫn đến bài báo của nhóm nghiên cứu ở Anh và Hà Lan). Mình nghĩ việc bảo toàn và khôi phục trích dẫn này hoàn toàn ko khó khăn với người làm báo, chứ ko cần phải có trình độ chuyên ngành.

Chúc Noron ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Thân ái!

Thật hoang đường và khôi hài! Loài người tệ đến mức này rồi sao!?

Nầu nầu. Nếu là công nghệ nhân bản thì còn có thể. Còn với AI con người chắc chắn có thể dễ dàng vô hiệu nó bằng cách hạn chế nó tiếp cận với thong tin cao cấp là xong

Khó lắm bạn ơi.