(Review Book) Chủ nghĩa tư bản có ý thức: Góc nhìn thực tế về đạo đức làm giàu?
« Chủ nghĩa tư bản có ý thức » của John Mackey và Raj Sisodia do Nhã Nam phát hành là một trong số hiếm hoi những cuốn sách dạy làm giàu đáng đọc bởi sự nghiêm túc trong cách đặt vấn đề và ý thức trách nhiệm xã hội mà các tác giả đặt ra.
Bởi vậy, cuốn sách vượt ra khỏi thế giới của những cuốn sách nêu quan điểm làm giàu của giới tư bản mà đề cập đến vấn đề lớn hơn: Vai trò xây dựng xã hội của các tập đoàn và doanh nghiệp.
Cuốn sách có lẽ sẽ không thuyết phục được giới học thuật nhưng nó cần thiết với đại đa số các ông chủ lớn và ông chủ nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Bằng một lối viết đơn giản, ngắn gọn, trực diện, cuốn sách đã vạch ra các sai lầm trong quan điểm làm giàu và đưa ra những hướng đi mới cho tập đoàn và doanh nghiệp mà thậm chí ta còn dễ lầm tưởng đó là chủ nghĩa tư bản lý tưởng.
Đọc cuốn sách, bạn sẽ hiểu rằng đóng góp của giới tư bản đối với xã hội không đơn thuần là những quỹ từ thiện hỗ trợ mà trên thực tế là sự lây lan ý thức sống. Nếu giới tư bản hoạt động một cách hoang dã, được kích thích bởi thói tham lam và gian dối thì xã hội sẽ đầy rẫy những kẻ tham lam và gian dối được sinh ra do vòng quay quan hệ của giới tư bản. Nhưng một tập đoàn hoặc doanh nghiệp có ý thức, làm việc có trách nhiệm, chỉn chu, sáng tạo, hướng tới sự hoàn hảo… thì sự đóng góp của họ cho xã hội còn lớn hơn bất cứ một chương trình từ thiện hay quỹ hỗ trợ xã hội nào khác ; bởi vì họ tạo ra môi trường cho cái tốt được phát triển trong xã hội.
Link sách:
Cuốn sách đề cập đến 4 nguyên lý quan trọng trong xây dựng tư bản có ý thức :
– Thứ nhất : Đưa ra mục đích cao đẹp hơn so với kiếm lợi nhuận
– Thứ hai : Xây dựng nhóm lợi ích có ý thức liên quan
– Thứ ba : Xây dựng nhà lãnh đạo có ý thức
– Thứ tư : Xây dựng nền văn hóa và quản trị doanh nghiệp – tập đoàn có ý thức
Xu hướng xây dựng tư bản có ý thức sẽ là một xu hướng mới của chủ nghĩa tư bản để thích ứng với tình hình hiện nay của thế giới. So với thời kỳ tư bản hoang dã, thế giới đã có nhiều thay đổi :
– Những cảnh tỉnh về ô nhiễm môi trường và xuống cấp đạo đức đang ngày một cổ vũ
– Khả năng tiếp cận thông tin của người dân giúp nâng cao dân trí của công nhân viên cũng như người tiêu dùng
– Giao thương toàn cầu khiến tính cạnh tranh ngày một cao hơn, dẫn đến các tập đoàn và doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ở mọi mặt.
– Sự thắt chặt của các tiêu chuẩn quốc tế đã ép tập đoàn và doanh nghiệp phải có ý thức hơn việc làm ăn của mình
Từ những biến động trên, nếu các nhà tư bản, đặc biệt là giới làm giàu ở Việt Nam không lập tức từ bỏ não trạng hoang dã được nuôi dưỡng bởi lòng tham và thói quen vô trách nhiệm thì kinh tế Việt Nam sẽ mãi tụt hậu và không thể vượt qua được các khó khăn mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tôi không hi vọng cuốn sách sẽ thuyết phục các ông chủ tập đoàn lớn bởi họ đã quá tự tin với thành tựu kinh tế mà họ đạt được. Nhưng tôi hi vọng rằng nó sẽ hữu ích với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những ai mới bước vào con đường kinh doanh, những doanh nghiệp start-up…v…v…
Cuốn sách này không được viết bởi những người theo chủ nghĩa lý tưởng mà ý tưởng chính được John Mackey, đồng CEO của Whole Foods Market – một tập đoàn bán đồ tự nhiên và hữu cơ. Đây là tập đoàn bán đồ tự nhiên và hữu cơ thành công nhất, nằm trong danh sách Fortune 500, trị giá 15,7 tỉ USD với hơn 460 cửa hàng. Đồng tác giả của cuốn sách là Raj Sisodia, đồng sáng lập và đồng chủ tịch của Công ty Conscious Capitalism và Giám đốc trung tâm công nghệ Marketing tại đại học Bentley.
Lê Duy Nam (Admin của Book Hunter)
———-
MỘT SỐ TRÍCH DẪN HAY TỪ CUỐN SÁCH “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CÓ Ý THỨC”
“Đây là một cách diễn giải rất khác so với cách nhìn nhận lịch sử qua lăng kính của việc tối đa hóa lợi nhuận. Bill Gates không khởi sự Microsoft với mục tiêu trở thành người giàu nhất thế giới. Ông thấy tiềm năng của các máy tính trong việc cải biến đời sống của chúng ta và khát khao tạo ra phần mềm có thể khiến máy tính hữu dụng tới mức dần dần tất cả chúng ta đều sẽ có thể sở hữu một chiếc. Ông đã đi theo tiếng gọi của đam mê và trong quá trình đó, trở thành người giàu nhất thế giới, nhưng đó là kết quả chứ không phải là mục tiêu hay mục đích của ông.
“Huyền thoại cho rằng tối đa hóa lợi nhuận là mục đích duy nhất của việc kinh doanh đã gây tổn hại lớn tới danh tiếng của chủ nghĩa tư bản và tính chính thống của việc kinh doanh trong xã hội. Chúng ta cần thu lại những huyền thoại này và khôi phục nó cho đúng với bản chất thật sự, đó là: mục tiêu của việc kinh doanh là cải thiện cuộc sống của chúng ta và tạo ra giá trị cho các bên có lợi ích liên quan.”
“Chủ nghĩa tư bản có ý thức không phải là sự đoan chính hay làm điều đúng bằng cách làm điều tốt. Đó là một lối tư duy về kinh doanh có ý thức cao hơn về mục đích cao đẹp hơn của nó, về những ảnh hưởng của nó với thế giới, về mối quan hệ với rất nhiều định chế và đối tượng có lợi ích liên quan. Nó phản ánh một ý thức sâu sắc hơn về việc tại sao các doanh nghiệp tồn tại và bằng cách nào chúng có thể tạo ra thêm giá trị.”
(Nguồn: