Rắn độc, rắn có độc mạnh, rắn có độc nhẹ và rắn không độc ở Việt Nam (P3) - Một số loài rắn lục thường gặp.
Tiếp theo là các loài...
RẮN LỤC (Viperidae)
...nhưng nên nhớ rằng không phải loài rắn lục nào cũng có màu lục, và không phải loài rắn nào có màu lục đều là rắn lục, sai hoàn toàn! Nọc của những loài viper này đa phần là nọc độc gây hoại tử và gây rối loạn đông máu, khó gây chết người nhưng rất dễ phải cắt chi.
Trước tiên, hãy đến với các loài rắn lục cây, chúng sống và săn mồi trên cây, ngoe nguẩy chiếc đuôi như con sâu để dụ chim, chuột, các loài bò sát nhỏ đến ăn và "Phập!", xong đời chú chim nhỏ. Sở dĩ chúng có màu xanh lục là để ngụy trang trên tán cây, tránh kẻ thù và để phục kích (đồng tử dọc), chúng thường hoạt động ban đêm. Dưới đây là 3 loài lục cây hay gặp:
***RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ/RẮN LỤC MÉP TRẮNG/RẮN LỤC ĐẦU VỒ (Trimeresurus albolabris, trên cùng bên trái): Có màu xanh lá cây, bụng màu vàng, mắt có thể màu vàng hoặc màu đỏ, đuôi màu đỏ. Nó phân bố ở khắp mọi nơi trên cái bản đồ hình chữ S này.
Ảnh: kogia, inaturalist.org
***RẮN LỤC MẮT TO (Trimeresurus macrops, trên cùng bên phải): Khá giống lục đuôi đỏ, nhưng có 2 đặc điểm rất dễ phân biệt chính là độ to chibi của đôi mắt so với đầu và phần dưới cằm có màu trắng hoặc xanh da trời hoặc cả hai.
Ảnh: Thomas Calame, inaturalist.org
***RẮN LỤC MIỀN NAM/RẮN LỤC VOGEL (Trimeresurus vogeli, dưới cùng): Cũng là loài khá dễ gặp, có màu xanh lá cây, có sọc dọc màu trắng hoặc vàng 2 bên thân, đuôi không có màu đỏ. Phân bố ở miền Trung và miền Nam.
Ảnh: Kojin Tsuchiya, inaturalist.org
***Sơ cứu:
- Chụp ảnh rắn và di chuyển nó đi chỗ khác.
- Trấn tĩnh nạn nhân.
- Rửa vết thương.
- Không băng bó, cột hay buộc bất cứ thứ gì ở đó, cắt luôn cả quần áo nếu bó hay quá chật, không mổ xẻ, hút hít, đậu lào, đu đủ gì cả.
- Đến cơ sở y tế.
Khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gây đưa đi nơi khác, không nên giết vì nó có vai trò rất quan trọng trong cân bằng sinh thái!
Những loài rắn lục đất, tên lục nhưng không có màu lục, nhưng loài này thường ngụy trang trong đống lá khô, gỗ mục để mai phục con mồi, chúng như quả mìn, dẫm một phát là xong!
***RẮN LỤC CƯỜM/RẮN HABU TRUNG QUỐC (Protobothrops mucrosquamatus, ảnh bên trái): Màu nâu, có các chấm tròn như hạt cườm nên có tên là lục cườm. Phân bố từ Bắc chí Trung, có khi được tìm thấy ở phía Nam Việt Nam.
Ảnh: Po-Wei Chi, inaturalist.org
***RẮN CHÀM QUẠP/RẮN LỤC NƯA (Calloselasma rhodostoma): Là mìn sống thứ thiệt của các vùng thuộc Nam Trung Bộ và miền Nam nước ta, trong các rẫy cao su, cà phê.
Ảnh: Alex Krohn, inaturalist.org
Nó tên lục nhưng không có màu lục, thế thì làm sao để biết nó có phải lục hay không? Đơn giản, hãy nhìn hình dạng đầu, tất cả các loài rắn lục đều có đầu tam giác, nhưng không phải con rắn nào đầu tam giác cũng là rắn lục, hãy căn cứ vào chi tiết thứ hai, đa số rắn lục ở VN có 2 hố nhiệt 2 bên đầu, ở khoảng giữa mắt và mũi (trừ 2 loài lục đầu bạc là A. feae và A. kharini, chi tiết này mình sẽ làm lúc khác)! Ngoài ra, để phân biệt rắn lục với những loài rắn nước có đầu hình tam giác hay tương tự thì hãy chú ý vào vảy đầu và da, vảy đầu của rắn lục thường có dạng hạt chứ không phải dạng vảy lớn như rắn nước, và da của rắn lục khi nhìn thường có cảm giác mịn và khô chứ không bóng (trừ một số loài như các loài giống Lục đầu bạc, Azemiops, và chàm quạp).
***Ngoài tụi này còn có RẮN LỤC NÚI (Ovophis sp.) nhưng không quá phổ biến nên không đề cập.
Sơ cứu như mọi loài rắn lục khác, khi thấy nên tránh xa hoặc lấy gậy di chuyển đi, giết chết tạo nghiệp lắm, chúng cũng muốn sống!
rắn
,rắn cắn
,rắn độc
,nông nghiệp
,giáo dục
,khoa học
Đúng rồi, ko nên giết rắn mọi người ạ. Mình nghe mẹ kể nhiều câu chuyện giết rắn xong bị rắn báo thù ý, sợ lắm huhu
Trần Hải Bình
Đúng rồi, ko nên giết rắn mọi người ạ. Mình nghe mẹ kể nhiều câu chuyện giết rắn xong bị rắn báo thù ý, sợ lắm huhu
Huyen Linh
đọc thế này thôi chứ đến lúc gặp rắn thật thì hồn bay phách lạc =))))))
Truc Quynh Do
huhuh sợ rắn vch, mấy con rắn nhìn mình đã chạy té khói, không bình tĩnh để phân biệt được chúng nó có độc hay không luôn ấy :(((