Rắn độc, rắn có độc mạnh, rắn có độc nhẹ và rắn không độc ở Việt Nam (P1) - Khái quát

  1. Giáo dục

  2. Nông nghiệp

  3. Khoa học

Rắn này có độc hay không độc? Độc rắn tác dụng lên người như thế nào? Sơ cứu và xử lý ra sao?... Đó là một số câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc về rắn và trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta cần biết một số điều để có thể xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ bị tổn hại do rắn cắn. Hôm nay, mình viết bài này dựa trên kinh nghiệm của bản thân cũng như tham khảo qua một số kinh nghiệm của những anh, những chị, những cô dì chú bác có kinh nghiệm làm việc với cả rắn không độc và rắn có độc, mình sẽ tổng hợp lại và viết dễ hiểu, chi tiết nhất có thể để mọi người có thể dễ dàng hiểu, nhớ và vận dụng.

TÓM TẮT:

- Rắn độc mạnh: Nhóm Rắn hổ (Elapidae), Rắn lục (Viperidae) và 1 loài trong họ Rắn nước là hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus, sau này đã tách thành 2 loài khác nhau, nhưng ở bài viết này, mình sẽ gộp chung làm 1 loài).

- Rắn độc nhẹ: Một số loài trong họ Rắn nước như giống Rắn mắt mèo/Rắn rào (Boiga spp.), giống Rắn bồng (Enhydris spp. và Hypsiscopus spp.), giống Rắn roi (Ahaetulla spp.), giống Rắn nước (Fowlea spp.)...

- Rắn không độc: Họ Trăn (Pythonidae), họ Rắn mống (Xenopeltidae),...

=> Trên đây chỉ là một số loài phổ thông, không phải tất cả. Nọc mạnh hay nhẹ còn tùy vào thực tế, do cơ địa, lượng nọc bơm vào,... chỉ là lý thuyết, không đúng 100%.

CÓ NÊN DIỆT RẮN KHI GẶP CHÚNG?

- Nếu nó bò vào nhà bạn và có khả năng gây nguy hiểm đến người nhà, vật nuôi + bạn không có chuyên môn xử lý = Nên!

- Nếu nó bò vào vườn bạn và có khả năng gây nguy hiểm đến người nhà, vật nuôi + bạn không có chuyên môn xử lý = Nên!

- Nếu nó ở trong rừng hoặc những khu vực xa khu dân cư + bạn không có chuyên môn xử lý = Không nên!

- Tất cả những trường hợp trên nhưng bạn có chuyên môn xử lý = Không nên!

=> Rắn giúp bà con nông dân diệt chuột và động vật gây hại, là thiên địch chính của chuột.

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH RẮN VÀO NHÀ?

- Phát quang vườn tược,

- Dọn dẹp nhà cửa, không tạo điều kiện cho chuột, ếch nhái, thằn lằn (con mồi của rắn) và rắn trú ngụ trong nhà.

- Nuôi chó, mèo, ngỗng.

- Kiểm tra những khe hở, đường ống thông từ trong nhà ra ngoài, dùng lưới để bịt lại những khe hở, đương ống đó.

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH RẮN KHI LÀM VIỆC BÊN NGOÀI/ĐI DÃ NGOẠI?

- Không đi vào những nơi có bụi cây, thảm lá rậm rạp, nếu có thì hãy lấy gậy dò đường.

- Không thò tay, chân vào những hang hốc hoặc những nơi bạn không thấy rõ được những gì bên trong.

- Nên trang bị ủng, găng tay hoặc những trang bị tương tự.

- Đi đêm nên có đèn pin chiếu sáng.

LÀM GÌ KHI BỊ RẮN CẮN?

- Bước đầu tiên, chụp hình con rắn, càng nhiều càng tốt, đừng cố bắt hay đập nó, bạn có thể bị tấn công.

- Sơ cứu (nếu biết). Nếu không biết sơ cứu, đừng làm gì cả, sơ cứu sai còn nguy hiểm hơn không làm gì.

- Đưa bệnh nhân đi viện nhanh nhất có thể.

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN:

- Càng tương tác nhiều với rắn, càng dễ bị cắn.

- Mọi con rắn khi bị kích động sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với chính bọn chúng khi đang bình tĩnh, dù có nọc độc hay không.

- Rắn sợ người hơn người sợ rắn.

- Rắn không bao giờ chủ động tấn công con người mà không có lý do.

- Khi bị rắn cắn, hãy đi bệnh viện hoặc những cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

- Nếu không biết sơ cứu rắn cắn, đừng làm gì cả.

- Nạn nhân bị rắn cắn có thể được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn, nhưng đó không phải là cách duy nhất và bị rắn cắn không phải là án tử.

NHỮNG CƠ SỞ Y TẾ TIN CẬY ĐỂ ĐƯA BỆNH NHÂN ĐẾN KHI BỊ RẮN CẮN:

Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện hoặc:

- Miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

- Miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế).

- Miền Nam: Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM), Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).

Theo dõi từng ảnh để đọc thêm thông tin.

Nguồn ảnh: Internet, iNaturalist, ThaiNationalParks, VNCreatures.

____________

https://cdn.noron.vn/2022/02/24/27226144910656241808373852081904421007255349n-1645697489_1024.jpg

CÁC TRANG BÁO MẠNG CHỈ BẠN ĐÃ ĐÚNG?

Trước tiên, hãy nói đến các cách phân biệt rắn độc ở trên mạng chỉ như:

- Mắt tròn không độc, mắt dọc độc.

- Đầu tam giác độc, đầu tròn không độc.

- Cắn phải có 2 dấu to trước thì mới là rắn độc.

-...

và một đống thứ khác, mình xin khẳng định cách mà báo mạng chỉ đó là không đúng, nhưng thật ra nó cũng chả sai lắm! Nó sai ở chỗ nào? Về cái vụ mắt tròn mắt dọc, nó chẳng liên quan gì đến độc hay không độc cả, mà nó chỉ liên quan đến thời điểm săn mồi cũng như cách săn mồi của từng loài rắn, những loài đánh phục kích, chỉ ẩn nấp để mai phục mồi và hoạt động vào ban đêm sẽ có mắt đồng tử dọc, lấy thêm sáng vào ban đêm, những loài tự thân đi săn mồi từ chỗ này sang chỗ khác, hoạt động vào sáng sớm, ban ngày hay chiều tối sẽ có mắt đồng tử tròn. Thế thôi! Những cái sai khác, mình sẽ chỉ ra sau.

Còn vụ con nưa, có độc gì đấy thì chỉ là vụ của các lều báo thích gây giật tít mà không quan tâm đến hậu quả mình gây ra, nói thẳng ra là những báo lá cải vô trách nhiệm. Loài rắn duy nhất tiết ra độc được ghi nhận tại Việt Nam hiện tại chỉ có loài hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) mà mình sắp nói đến thôi, còn lại không có con gì khác có khả năng như thế cả. Rồi các kênh YouTube như TXT, Tin Tức,...v.v đăng hình con trăn gấm, trăn đất và trăn cộc lên rồi bảo đấy là con nưa, đem đi chém giết, xử tử,... thì mình khuyên thật, kiếm cái khác xem đi, đừng xem mấy kênh đó, toàn phá hoại.

Chúng ta nên biết chọn lọc để đọc chứ không phải cứ lao đầu vào các trang báo mạng như vậy. Nhưng các trang nên tin tưởng là những trang nào??? Hãy bấm qua trang kế tiếp.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

https://cdn.noron.vn/2022/02/24/2722479451065624214170715347015822500812561n-1645697549_1024.jpg

Thay vì vào đọc những thông tin không rõ thực hư ở những trang báo mạng, các bạn có thể vào các trang khoa học do chính các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ viết, trang mà mình gợi ý cho người Việt, sử dụng tiếng Việt là trang Sinh Vật Rừng Việt Nam: vncreatures.net, đây là trang sử dụng tiếng Việt và có thể dùng để tham khảo.

Ngoài ra các bạn có thể tra cứu vào các trang sau nếu biết tiếng Anh:

http://reptile-database.reptarium.cz/(Trang về thông tin khoa học)

http://snakedatabase.org/(Trang về các loài rắn và nơi phân bố)

https://www.inaturalist.org/(Trang về tra cứu hình ảnh)

https://www.iucnredlist.org/(Trang về mức độ nguy cấp)

Nguồn ảnh: vncreatures.net

Từ khóa: 

rắn

,

rắn cắn

,

rắn độc

,

giáo dục

,

nông nghiệp

,

khoa học

Ngoài ra có thể trồng xả và cây lưỡi hổ quanh nhà để chống rắn, nhà mình trồng được 2 năm nay, đám rắn hay thậm chí rết k bao h dám bò vào nhà nữa mà chỉ dám vắt vẻo bên tường bao nhà hàng xóm 

Trả lời

Ngoài ra có thể trồng xả và cây lưỡi hổ quanh nhà để chống rắn, nhà mình trồng được 2 năm nay, đám rắn hay thậm chí rết k bao h dám bò vào nhà nữa mà chỉ dám vắt vẻo bên tường bao nhà hàng xóm