Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?
Tại sao Rằm tháng Giêng lại có tên gọi khác thế nhỉ? Trước đây nói Tết Nguyên Tiêu mình còn không biết là ngày gì cơ.
văn hóa
"Truyện kể rằng vào đời Hán, có cô gái trẻ sống trong cung không được phép về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 (âm lịch), quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của Hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.
Theo lệnh của Vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết.
Truyền thuyết Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) kể rằng có một cung nữ buồn tủi vì không được về thăm cha mẹ...Truyền thuyết khác kể, con thiên nga mà Ngọc Hoàng rất yêu quý trong một lần bay xuống hạ giới chơi đã bị người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần không đồng ý với quyết định này của Ngọc Hoàng. Họ liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.
Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong."
Ở Việt Nam thì ngày lễ (Tết) này được tổ chức lớn nhất và rõ nhất có lẽ là ở Hội An. Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An. Lễ tết này được tổ chức rất linh đình và quy mô, kéo dài từ hai đến ba ngày, quy tụ con cháu từ khắp nơi đổ về và thu hút đông đảo mọi người tham dự.
Ngoc Luong
"Truyện kể rằng vào đời Hán, có cô gái trẻ sống trong cung không được phép về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 (âm lịch), quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của Hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.
Theo lệnh của Vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết.
Truyền thuyết Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) kể rằng có một cung nữ buồn tủi vì không được về thăm cha mẹ...Truyền thuyết khác kể, con thiên nga mà Ngọc Hoàng rất yêu quý trong một lần bay xuống hạ giới chơi đã bị người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần không đồng ý với quyết định này của Ngọc Hoàng. Họ liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.
Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong."
Ở Việt Nam thì ngày lễ (Tết) này được tổ chức lớn nhất và rõ nhất có lẽ là ở Hội An. Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An. Lễ tết này được tổ chức rất linh đình và quy mô, kéo dài từ hai đến ba ngày, quy tụ con cháu từ khắp nơi đổ về và thu hút đông đảo mọi người tham dự.
Ghost Wolf
Ở VN ko làm nguyên tiêu, rằm tháng giêng ở VN thường chỉ đi chùa cúng lễ thôi.
Nguyên tiêu là phong tục của TQ, thường là treo đèn lồng, thả đèn trời, ăn bánh trôi... bạn xem phim cổ trang TQ hay có kiểu đi xem hội đèn lồng (hoa đăng), thả đèn, đoán chữ là Nguyên tiêu đó.
Ở VN thì khu nào tập trung đông người gốc Hoa thì mới làm Nguyên tiêu thôi.
Yunie Vân
Tết Nguyên tiêu bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước Trăng Rằm) cho đến nửa đêm 15 tháng Giêng Âm lịch.
Bắt nguồn từ câu chuyện nàng cung nữ tên Nguyên Tiêu nói trên mà Tết Nguyên tiêu mang ý nghĩa về sự đoàn tụ, đoàn viên gia đình.
Vào ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, nấu ăn, hàn huyên nói chuyện, sau đó cùng thưởng trà, ăn bánh trôi nước và ngắm trăng.
Không chỉ là dịp để các thành viên quây quần bên nhau, ngày rằm tháng Giêng còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, Phật, đối với gia tiên.
Ngoài ra, rằm tháng Giêng còn được gọi là “Tết muộn” vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên Đán, là dịp để các gia đình không may có người thân bị ốm, hay đi vắng vào vào đúng dịp Tết Nguyên Đán có cơ hội đoàn viên gia đình.