'Quyền môi trường' có nên được cho vô làm nhân quyền?
Con người sống trong môi trường là điều dĩ nhiên, nhưng việc nếu môi trường đó bị hại và có tác động xấu lên dân cư thì có nên được coi là vi phạm nhân quyền.
Đặc biệt là khi tính đến việc một môi trường bẩn có thể "ăn mòn" sức khoẻ và gây tổn hại đến mạng sống, giảm tuổi thọ, mang bệnh,...?
Các ô nhiễm và biến đổi khí hậu này là được tạo ra và "đổ dầu" bởi hoạt động của con người như là sản xuất.
quyền
,nhân quyền
,quyền môi trường
,môi trường
,xã hội
,triết học
Thật ra mình biết rồi. Câu này ông thầy trên trường kêu làm nên đăng lên đây hỏi cho vui :v
Nhưng kể cả vậy, quyền môi trường của con người vẫn chưa được coi trọng như các quyền khác vì nó gắn liền với lợi nhuận và phát triển. Việc nhưng công ty thải chất ô nhiễm, độc hại ra không khí và nguồn nước hiện tại vẫn chưa được coi là 'vi phạm nhân quyền'.
Đa số câu hỏi này nói về việc tại sao quyền môi trường vẫn bị ngó lơ và không được coi là ngan hàng so với các quyền khác.
Đa số ảnh hưởng của các công ty này là gián tiếp như là làm nóng lên toàn cầu và không khí dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên nặng hơn và gây thiệt hại lớn hơn đến xã hội loài người. Và vì là gián tiếp nên cũng không có cơ sở pháp lý nào để khởi tố.
Đa phần mấy cái luận điểm trên lớp mình làm là vậy. Thường là từ những nhóm môi trường. Nhưng mình cũng không hẳn đồng ý hoàn toàn với suy nghĩ này lắm vì nó đơn giản quá mà cũng phức tạp hoá vấn đề, vì đa số các quyền môi trường đã được coi là quyền con người cơ bản rồi nên làm vậy cũng chỉ gộp lại vô ích.
SaPama
Thật ra mình biết rồi. Câu này ông thầy trên trường kêu làm nên đăng lên đây hỏi cho vui :v
Nhưng kể cả vậy, quyền môi trường của con người vẫn chưa được coi trọng như các quyền khác vì nó gắn liền với lợi nhuận và phát triển. Việc nhưng công ty thải chất ô nhiễm, độc hại ra không khí và nguồn nước hiện tại vẫn chưa được coi là 'vi phạm nhân quyền'.
Đa số câu hỏi này nói về việc tại sao quyền môi trường vẫn bị ngó lơ và không được coi là ngan hàng so với các quyền khác.
Đa số ảnh hưởng của các công ty này là gián tiếp như là làm nóng lên toàn cầu và không khí dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên nặng hơn và gây thiệt hại lớn hơn đến xã hội loài người. Và vì là gián tiếp nên cũng không có cơ sở pháp lý nào để khởi tố.
Đa phần mấy cái luận điểm trên lớp mình làm là vậy. Thường là từ những nhóm môi trường. Nhưng mình cũng không hẳn đồng ý hoàn toàn với suy nghĩ này lắm vì nó đơn giản quá mà cũng phức tạp hoá vấn đề, vì đa số các quyền môi trường đã được coi là quyền con người cơ bản rồi nên làm vậy cũng chỉ gộp lại vô ích.
Lena Et Films
Có lẽ bạn chưa biết, là hiện nay các văn bản pháp luật quốc tế coi quyền được sống trong một môi trường trong lành là một quyền con người cơ bản. Vấn đề này được thể hiện trong nhiều văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Nghị quyết Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1962, Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966, Tuyên bố Stockholm 1972, Tuyên bố Rio 1992, v.v. Tóm lại, vấn đề môi trường trong quyền con người đã được quan tâm từ rất sớm và cho đến ngày nay, các quốc gia trên thế giới vẫn luôn tích cực thảo luận về vấn đề này, việc tạo ra và đảm bảo môi trường sống tốt hơn và hoàn thiện cho con người là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển.
Phạm Quang Huy
Mình nghĩ là không, môi trường nhìn chung là tự nhiên tạo hóa, việc tác động xấu đến môi trường thì đúng là do sự thiếu trách nhiệm của con người. Nhưng để thành lập "quyền môi trường" thì nó hơi quá, mình nghĩ là do trách nhiệm và ý thức của từng người thôi.
Mai Thảo
Môi trường bẩn, ô nhiễm, nguồn nước, đồ ăn bẩn,... đều bắt nguồn từ con người đấy bạn ạ. Nên không thể vì những tác động xấu đến con người do con người làm nên mà cho vào nhân quyền được. Môi trường từ xa xưa, chưa khai hoang đâu có như hiện nay đâu bạn, có phải tự do nó ô nhiễm đúng k?
Khoa Ren