Quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của chính trị?
kiến thức chung
Nhà nước là sản phẩm và những biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất kỳ ở đâu hễ lúc nào chừng nào về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện và ngược lại.
Việc thực hiện chức năng thống trị giai cấp, quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ:
- Nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính cho một giai cấp, bảo đảm sự thống trị về chính trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Điều này giải thích vì sao chuyên chính là một thuộc tính vốn có của quyền lực nhà nước.
- Quyền lực nhà nước hướng tới việc bảo về và phát triển nền tảng kinh tế mà giai cấp cầm quyền là người đại diện cho quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội đó. Chính việc thực hiện có hiệu quả nội dung này sẽ tạo ra cơ sở vật chất cho việc cũng cố vị thể của giai cấp thống trị.
- Quyền lực nhà nước hướng tới xác lập là bảo vệc hệ tư tưởng chính trị của giai cấp cần quyền, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị xã hội.
- Quyền lực nhà nước hướng đến chống lại mọi quyền lực thù địch với giai cấp thống trị từ cả bên trong và bên ngoài quốc gia để giữ vững quyền lực nhà nước trong vòng kiểm soát của giai cấp thống trị.
Quyền lực nhà nước còn hướng đến thực hiện chức năng xã hội:
- Quyền lực nhà nước thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, bộ máy, pháp luật, thực hiện việc quản lý xã hội trên tất cả lĩnh vực nhằm làm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự nhất định, mà trật tự đó bảo đảm một phần nhu cầu, lợi ích của xã hội.
- Quyền lực nhà nước thực hiện bằng cả những phương thức thích hợp, góp phần làm dịu xung đột giai.cấp, ổn định xã hội (nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, nhưng tham vọng của nó là muốn làm dịu đi mâu thuẫn có lợi cho giai cấp thống trị).
- Quyền lực nhà nước hướng tới việc xây dựng những cơ sở vật chất, văn hóa xã hội đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của cả cộng đồng xã hội.
- Quyền lực nhà nước hướng tới xây dựng, tạo lập thị trường ổn định góp phần vào phát triển xã hội trong nước và quốc tế.
Nhìn một các tổng quát, quyền lực nhà nước hiện đại có:
Năm hệ thống quyền lực lớn: quyền lực của nguyên thủ quốc gia, quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền lực tư pháp và quyền lực của chính quyền địa phương
Xét theo chiều ngang: quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền lực tư pháp
Xét theo chiều dọc: quyên lực nhà nước trung ương và quyền lực nhà nước địa phương.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nhiên Lâm