Quyền được suy nghĩ tiêu cực?
Đi làm không ai tránh được những lúc thấy tuột mood, mất hứng khởi làm việc. Nguyên nhân thì vô vàn lắm. Cuộc sống làm headhunter một ngày thê thảm nhất chắc là:
- Ứng viên từ chối offer
- Ứng viên không đến phỏng vấn
- Khách hàng từ chối ứng viên
- Khách hàng tạm dừng vô thời hạn vị trí tuyển
- Lục tung hệ thống không thấy ứng viên phù hợp
- Cuối tháng mà chưa có số
- Sếp dí, khách hàng dí mà ứng viên lại lặn mất tăm như chưa từng tồn tại
- Những người hứa rồi thất hứa buồn làm sao.
Mình vẫn hay được khuyên phải suy nghĩ tích cực lên, phải lấy lại tinh phần, phải tự động viên bản thân, phải phải và phải nhiều thứ lắm. Nhưng tại thời điểm mood đã xuống tới tận đáy như vậy thì dù có tự kỉ nói với bản thân hãy vui lên phấn chấn lên thì cũng chả xi nhê gì.
Một người lúc nào cũng tích cực, cũng vui vẻ không trải qua những cảm xúc tiêu cực, buồn hay chán nản liệu có phải là cách luôn luôn tốt? Cũng như ăn uống vậy, nếu bạn chỉ ăn những thực phẩm organic, sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và bỏ qua những đồ ăn đường phố, món ít dinh dưỡng, kì kì lạ lạ liệu cuộc sống có luôn vui vẻ?
Mình biết để lâu những cảm xúc tiêu cực sẽ nhấn chìm mình. Có những cách nào để đổi diện và thay đổi cảm xúc tiêu cực?
- Nhớ lại những khoảng khắc hạnh phúc vui vẻ trong quá khứ?
- Đọc sách self-help?
- Giải trí để quên đi những cảm xúc đó?
- Để bản thân buồn rồi nỗi buồn cũng tự biến mất?
Những lúc như vậy bạn thường làm gì?
phát triển bản thân
,chuyện đi làm
,phong cách sống
Sống phải có đủ màu sắc, đủ các cung bậc cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ... mới là cuộc sống đúng nghĩa chứ. Buồn, chán nản cũng là một phần tất yếu của cuộc sống thôi, chúng ta nên tận hưởng tất cả những gì mà cuộc sống mang tới - "đời người chỉ sống có 1 lần", đến lúc ngủm rồi có muốn buồn cũng chẳng còn cơ hội nữa.
Với mình thì lúc buồn mình nghe nhạc buồn, xem tragedy... để tâm trạng chìm hẳn xuống đáy luôn. Kể cả là người chìm nghỉm thì cũng chỉ 3 ngày sau cũng nổi lềnh phềnh, tâm trạng thì hẳn là còn nhanh hơn.
Ghost Wolf
Sống phải có đủ màu sắc, đủ các cung bậc cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ... mới là cuộc sống đúng nghĩa chứ. Buồn, chán nản cũng là một phần tất yếu của cuộc sống thôi, chúng ta nên tận hưởng tất cả những gì mà cuộc sống mang tới - "đời người chỉ sống có 1 lần", đến lúc ngủm rồi có muốn buồn cũng chẳng còn cơ hội nữa.
Với mình thì lúc buồn mình nghe nhạc buồn, xem tragedy... để tâm trạng chìm hẳn xuống đáy luôn. Kể cả là người chìm nghỉm thì cũng chỉ 3 ngày sau cũng nổi lềnh phềnh, tâm trạng thì hẳn là còn nhanh hơn.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Ngày xưa đăng status Yahoo một thời là "i'm feel good in bad mood". Chẳng hiểu sao những lúc buồn là những lúc mình productive nhất.
Người ẩn danh
những lúc tiêu cực quá mình thường ngủ để khi thức dậy cảm thấy thật may vì dù sao mình vẫn có thêm 1 cơ hội để sửa sai hoặc tiếp tục làm gì đó. nếu không ngủ thì mình sẽ dọn dẹp nhà cửa cho đổ mồ hôi thật nhiều, lúc đó cảm thấy fresh và tỉnh táo hơn, suy nghĩ cũng thông suốt hơn
Người ẩn danh
Lúc quá Stress tôi thường làm gì đó cho cơ thể thật mệt ví dụ như nhảy xuống hồ bơi lúc vắng người khi bơi thật mệt thì thả nổi trên dòng nước. Không suy nghĩ gì cả chỉ đơn giản cho mình một giờ sống chậm lại không quan tâm điều gì?
Hường Hoàng
Sau một thời gian đi làm thì mình học được cách là khi mình bad mood thì mình cứ chấp nhận nó; và nó sẽ có 1 chuỗi các giai đoạn xử lý như sau: Chấp nhận mình đang bad mood (nhấm nháp nó, trải nghiệm nó, tìm những thứ để nuông chiều bản thân) - Đối mặt với nó (bắt đầu nghĩ về các vấn đề, nguyên nhân, cách giải quyết ) - Xốc lại tinh thân, bắt tay vào giải quyết các vấn đề tồn đọng (nguyên nhân do bad mood gây ra hoặc do bad mood nên mình trì hoãn ko làm...)
Tóm lại là những thứ thuộc về cảm xúc tiêu cực, khi nó xuất hiện ko nên cố phủ nhận nó ngay lập tực; việc rất nhiều những cách tips trick giúp bạn giải quyết nó ngay lập tực ko có hiệu quả về lâu dài; vì nó sẽ tích tụ thành trầm tích khiến bạn càng về sau càng dễ phát sinh căng thẳng hơn. Nên nếu nó xuất hiện phải chấp nhân nó, rồi đối mặt với nó, rồi từ từ giải quyết nó.
Mình thì lúc mình bad mood, mình biết phản ứng của mình thường rất tệ nên trong giai đoạn chấp nhận nó, mình thường tìm cách tránh xa mọi người, tự kỷ 1 chút để tránh đem lại những năng lượng quá tiêu cực ảnh hưởng mọi người. Tất nhiên là vẫn có ảnh hưởng khi m ko kiểm soát được & ko thể tránh mãi được; nhưng đoạn đó mình thường hay tìm cách tử kỷ, làm plan, đọc sách nghe nhạc, xem phim hay khóc cũng đc; nếu chọn chỗ để xả(chia sẻ) thì chọn 1-2 chỗ người ta rất rất hiểu mình, sẽ ko bị cái tiêu cực của mình kéo xuống để chia sẻ. Rồi đến đoạn giải quyết bad mood thì mình thường rất tung tăng, làm việc cực kỳ hiệu quả & hẹn hò gặp gỡ mọi người rất nhiều.