Quy trình hiến tạng, ghép tạng giữa những người không có quan hệ huyết thống phức tạp như thế nào?
Mình nghĩ là để đề phòng việc mua bán nội tạng thì khi hiến giữa những người ko cùng huyết thống chắc người ta sẽ phải làm nghiêm ngặt lắm. Mà cụ thể thì thế nào vậy?
luật pháp
Mình có search vòng vòng và hơi bất ngờ khi việc hiến tạng chỉ được quy định tại một luật là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành năm 2006.
Đối với luật trên thì theo ý kiến của mình:
- Không rõ về quy trình, thủ tục, vẫn còn khá chung chung và cảm giác khá lỏng lẻo. Mình chưa nghiên cứu kĩ nhưng có thể nhận ra nhiều điều còn chưa được quy định.
- Thời điểm ban hành năm 2006, cách quá xa so với thời điểm hiện tại, chưa qua bất kì lần chỉnh sửa, bổ sung nào và không có văn bản hướng dẫn. Như vậy, theo mình là không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nếu bạn nào có thể tìm được các quy định khác cho mình biết với nhé. Mình hơi thắc mắc về khối lượng văn bản quy định vấn đề này.
Mình k thể dẫn chiếu căn cứ nhưng có thể chia sẽ thêm cho bạn một số thông tin mình tìm được đối với việc hiến tạng người sống (mình chưa tìm hiểu kĩ về thủ tục hiến tạng sau khi chết):
1. Số lượng bệnh viện được phép tiến hành lấy - ghép nội tạng không nhiều và phải qua nhiều thẩm định. Hầu hết là các bệnh viện tuyến cuối.
2. Nếu chỉ search thì không thể tìm được quy định riêng của mỗi bệnh viện về quy trình, hồ sơ, thủ tục hiến tạng người. Nhưng mình thấy mỗi bệnh viện sẽ có quy trình riêng và chắc sẽ có nhiều mức độ chặt chẽ khác nhau.
3. Vẫn có nhiều vụ việc mà có thể dễ dàng search google về các vụ án có tính chất mua bán nội tạng. Hầu hết đang lợi dụng kẽ hở pháp luật, quy định riêng của bệnh viện (bạn có thể search với key words là "điều tra mua bán nội tạng"). Như vậy, theo mình hoàn toàn có thể lợi dụng để thực hiện việc mua bán nội tạng với 3 bên: người cho - bệnh viện - người hiến.
4. K có cơ quan quản lý chung và giám sát việc ghép tạng. Hiện các quy định chi tiết chỉ ở tầng cơ sở. Ở tầng trên là cấp Chính Phủ, Bộ Y tế thì không có các quy định chi tiết. Nôm na là k có những quy định mức độ sàn để cơ sở thực hiện (cơ sở chỉ có thể bổ sung quy định nghiêm hơn).
Như vậy, có thể khá là buồn nhưng theo đánh giá của mình thì câu trả lời cho câu hỏi của bạn: để đề phòng mua bán nội tạng, về tổng quan thì không đủ nghiêm. Mức độ nghiêm ngặt sẽ phụ thuộc vào quy định riêng của từng bệnh viện. Như vậy sẽ có những nơi có quy định lỏng lẻo.
Việc k có cơ quan giám sát độc lập thì quy trình sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Mà nếu chỉ có con người tham gia quá trình thì...
Còn về xử lý thì mình k bàn tới vì đây là tội hình sự. Nhưng phòng bệnh vẫn hơn chưa bệnh, mình sẽ chờ 2022 vì có thông tin sẽ sửa đổi Luật.
Ninh Phạm
Mình có search vòng vòng và hơi bất ngờ khi việc hiến tạng chỉ được quy định tại một luật là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành năm 2006.
Đối với luật trên thì theo ý kiến của mình:
- Không rõ về quy trình, thủ tục, vẫn còn khá chung chung và cảm giác khá lỏng lẻo. Mình chưa nghiên cứu kĩ nhưng có thể nhận ra nhiều điều còn chưa được quy định.
- Thời điểm ban hành năm 2006, cách quá xa so với thời điểm hiện tại, chưa qua bất kì lần chỉnh sửa, bổ sung nào và không có văn bản hướng dẫn. Như vậy, theo mình là không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nếu bạn nào có thể tìm được các quy định khác cho mình biết với nhé. Mình hơi thắc mắc về khối lượng văn bản quy định vấn đề này.
Mình k thể dẫn chiếu căn cứ nhưng có thể chia sẽ thêm cho bạn một số thông tin mình tìm được đối với việc hiến tạng người sống (mình chưa tìm hiểu kĩ về thủ tục hiến tạng sau khi chết):
1. Số lượng bệnh viện được phép tiến hành lấy - ghép nội tạng không nhiều và phải qua nhiều thẩm định. Hầu hết là các bệnh viện tuyến cuối.
2. Nếu chỉ search thì không thể tìm được quy định riêng của mỗi bệnh viện về quy trình, hồ sơ, thủ tục hiến tạng người. Nhưng mình thấy mỗi bệnh viện sẽ có quy trình riêng và chắc sẽ có nhiều mức độ chặt chẽ khác nhau.
3. Vẫn có nhiều vụ việc mà có thể dễ dàng search google về các vụ án có tính chất mua bán nội tạng. Hầu hết đang lợi dụng kẽ hở pháp luật, quy định riêng của bệnh viện (bạn có thể search với key words là "điều tra mua bán nội tạng"). Như vậy, theo mình hoàn toàn có thể lợi dụng để thực hiện việc mua bán nội tạng với 3 bên: người cho - bệnh viện - người hiến.
4. K có cơ quan quản lý chung và giám sát việc ghép tạng. Hiện các quy định chi tiết chỉ ở tầng cơ sở. Ở tầng trên là cấp Chính Phủ, Bộ Y tế thì không có các quy định chi tiết. Nôm na là k có những quy định mức độ sàn để cơ sở thực hiện (cơ sở chỉ có thể bổ sung quy định nghiêm hơn).
Như vậy, có thể khá là buồn nhưng theo đánh giá của mình thì câu trả lời cho câu hỏi của bạn: để đề phòng mua bán nội tạng, về tổng quan thì không đủ nghiêm. Mức độ nghiêm ngặt sẽ phụ thuộc vào quy định riêng của từng bệnh viện. Như vậy sẽ có những nơi có quy định lỏng lẻo.
Việc k có cơ quan giám sát độc lập thì quy trình sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Mà nếu chỉ có con người tham gia quá trình thì...
Còn về xử lý thì mình k bàn tới vì đây là tội hình sự. Nhưng phòng bệnh vẫn hơn chưa bệnh, mình sẽ chờ 2022 vì có thông tin sẽ sửa đổi Luật.
Ngọc Mai
Mình cũng có cùng quan tâm, nên xin phép chờ câu trả lời cùng cậu. Từ sau khi xem Hospital Playlist, cảm thấy có nhiều can đảm hơn để đăng kí hiến tạng :)