Quy định về trợ cấp một lần đối với người bị suy giảm khả năng lao động?
kiến thức chung
Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Ví dụ: Người lao động có 10 năm tham gia bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động 17% do tai nạn lao động.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động là 17% do tai nạn lao động nên được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần. Mức trợ cấp được tính như sau:
* Khoản trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
- Suy giảm 5% khả năng lao động được tính bằng 5 lần mức lương cơ sở.
- Suy giảm 12% khả năng lao động tiếp theo đượ tính bằng 6 lần mức lương cơ sở (12 x 0,5 lần mức lương cơ sở).
Như vậy, khoản trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao ođọng của người lao động là 11 lần mức lương cơ sở.
* Khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội:
- 01 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- 09 năm đóng bảo hiểm xã hội tiếp theo được tính bằng 2,7 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (9 x 0,3 tháng tiền lương).
Như vậy, khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3,2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
* Mức trợ cấp tai nạn lao động một lần của người lao động là tổng hai khoản trợ cấp nêu trên:
(11 lần mức lương cơ sở + 3,2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội).
Nội dung liên quan
Thư Trâm