Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Căn cứ theo điều 26,27 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

1, Bản thân ốm đau: (Được trợ cấp theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

Trong điều kiện bình thường:

  • + 30 ngày/năm (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm)
  • + 40 ngày/năm (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm)
  • + 60 ngày/năm (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên)
  • Trong điều kiện nặng nhọc độc hai, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
  • + 40 ngày/năm (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm)
    + 50 ngày/năm (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm)
    + 70 ngày/năm (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên)
  • Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
  • + Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • + Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

2, Con ốm (Được trợ cấp theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

+ Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm

+ Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: tối đa 15 ngày/năm

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định.

Trả lời

Căn cứ theo điều 26,27 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

1, Bản thân ốm đau: (Được trợ cấp theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

Trong điều kiện bình thường:

  • + 30 ngày/năm (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm)
  • + 40 ngày/năm (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm)
  • + 60 ngày/năm (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên)
  • Trong điều kiện nặng nhọc độc hai, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
  • + 40 ngày/năm (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm)
    + 50 ngày/năm (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm)
    + 70 ngày/năm (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên)
  • Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
  • + Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • + Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

2, Con ốm (Được trợ cấp theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

+ Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm

+ Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: tối đa 15 ngày/năm

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như sau: - Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng chế độ ốm đau trong một năm: + 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; + 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm’ + 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. - Đối với người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hăọc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ ốm đau trong một năm: + 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; + 50 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; + 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Ví dụ 1: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2016 đến ngày 10/01/2016 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2016, tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 17/01/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016. Do bị ốm đau bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016. Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông D được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016) Ví dụ 2: Bà A, có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường; từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016 bà A đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng 10/2016, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày 25/10/2016, bà A bị ốm đau phải nghỉ 07 ngày làm việc. Tại thời điểm nghỉ việc (tháng 10/2016), bà A làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính đến thời điểm ngày 25/10/2016 bà A mới nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong năm 2016, do đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau. Ví dụ 3: Bà B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016, đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 37 ngày; từ tháng 9/2016 bà B chuyển sang làm công việc trong điều kiện bình thường. Ngày 26/9/2016, bà B bị ốm đau phải nghỉ 03 ngày làm việc. Tại thời điểm nghỉ việc do ốm đau (tháng 9/2016), bà B làm việc trong điều kiện bình thường nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà B là 30 ngày; tại thời điểm đó bà B đã hưởng chế độ ốm đau 37 ngày trong năm 2016, do đó bà B không được hưởng trợ cấp ốm đau đối với 03 ngày nghỉ việc từ ngày 26/9/2016.