Quốc gia nào có văn hóa độc đáo mà bạn ấn tượng không?
văn hóa
Câu trả lời của mình không hẳn là một văn hóa. "Kiasu" là một tư tưởng mình rất ấn tượng ở Malaysia. Đây là một từ trong tiếng Phúc Kiến, chỉ nỗi sợ của việc mất đi thứ gì quan trọng. Đối với sinh viên, đó thường là học bổng, thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa,... Tư tưởng kiasu hay có ở những bạn Malaysia gốc Trung, vì áp lực từ thời ông bà họ qua đây lập nghiệp, rồi là áp lực chung về việc phải giỏi toàn diện của người châu Á. Cũng một phần vì ở Malaysia, để được vào các trường công lập hay đi làm thực sự rất cạnh tranh. Có lẽ họ cảm thấy khi bản thân là số 1, thì mọi điều sẽ bớt khó khăn hơn.
Mình có và biết nhiều bạn chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, biết nhiều hơn 3 thứ tiếng, học rất nhiều, luôn có thói quen so sánh điểm thi với người khác, và cảm thấy tồi tệ nếu điểm không tốt như kỳ vọng. Tỉ lệ có rối loạn tâm lý và tự tử cũng khá nhiều. Nhưng họ giỏi xuất sắc, tỉ mỉ, kiên trì, và có nhiều điểm để học hỏi, thật sự.
Ngoài điều đó ra, vì đa văn hóa nên người Malaysia dễ tính thực sự. Đúng kiểu thích làm gì thì làm, không ai quan tâm, nhưng khi cần sẽ luôn giúp. Miễn là mình không có động chạm đến họ (ví dụ: tới bảo tàng đạo Hồi thì phải che tóc, cổ, và vai).
Điều mình thích nhất chắc là được nghỉ lễ nhiều :) Từ lễ người Trung, Malay, Ấn Độ,... cho tới sinh nhật của Thống Đốc bang cũng là ngày lễ địa phương.
Ngọc Mai
Câu trả lời của mình không hẳn là một văn hóa. "Kiasu" là một tư tưởng mình rất ấn tượng ở Malaysia. Đây là một từ trong tiếng Phúc Kiến, chỉ nỗi sợ của việc mất đi thứ gì quan trọng. Đối với sinh viên, đó thường là học bổng, thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa,... Tư tưởng kiasu hay có ở những bạn Malaysia gốc Trung, vì áp lực từ thời ông bà họ qua đây lập nghiệp, rồi là áp lực chung về việc phải giỏi toàn diện của người châu Á. Cũng một phần vì ở Malaysia, để được vào các trường công lập hay đi làm thực sự rất cạnh tranh. Có lẽ họ cảm thấy khi bản thân là số 1, thì mọi điều sẽ bớt khó khăn hơn.
Mình có và biết nhiều bạn chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, biết nhiều hơn 3 thứ tiếng, học rất nhiều, luôn có thói quen so sánh điểm thi với người khác, và cảm thấy tồi tệ nếu điểm không tốt như kỳ vọng. Tỉ lệ có rối loạn tâm lý và tự tử cũng khá nhiều. Nhưng họ giỏi xuất sắc, tỉ mỉ, kiên trì, và có nhiều điểm để học hỏi, thật sự.
Ngoài điều đó ra, vì đa văn hóa nên người Malaysia dễ tính thực sự. Đúng kiểu thích làm gì thì làm, không ai quan tâm, nhưng khi cần sẽ luôn giúp. Miễn là mình không có động chạm đến họ (ví dụ: tới bảo tàng đạo Hồi thì phải che tóc, cổ, và vai).
Điều mình thích nhất chắc là được nghỉ lễ nhiều :) Từ lễ người Trung, Malay, Ấn Độ,... cho tới sinh nhật của Thống Đốc bang cũng là ngày lễ địa phương.
Minh Thành
Mình thấy trong văn hoá của Nhật có nhiều thứ ấn tượng ví dụ như trong các công ty Nhật có Kaizen và 5S rất đáng học hỏi và áp dụng vào thực tế .
5S được áp dụng như một nền tảng trong hệ thống quản lý chất lượng với mục đích tạo ra môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi ..giúp tinh thần người lao động thoải mái hơn, nâng cao năng suất lao động ...
5S gồm cái đầu của các từ tiếng Nhật Seiri( sàng lọc ), Seiton( sắp xếp), Seiso( sạch sẽ ), Sheiketsu( săn sóc ) và Shitsuke( Sẵn sàng)
Seiri( sàng lọc ): Loại bỏ những cái không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết ra khỏi nơi sản xuất, làm việc...
Seiton( sắp xếp): Đặt mọi thứ đúng chỗ sao cho thuận lợi khi sử dụng, bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Seiso( sạch sẽ ): Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh.
Sheiketsu( săn sóc ): Duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu, để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, bạn không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S đó.
Shitsuke( sẵn sàng): Thực hiện 4S trên một cách tự giác giống như một thói quen hằng ngày.
Nhìn chung S1, S3 cũng là hoạt động tiến hành định kì, S2 cần được tuân thủ triệt để, S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ được rèn rũa và phát triển. Thường xuyên thực hành 5S nó cho tới khi nó là một thói quen rèn luyện hằng ngày mà không cần thực hiện thúc giục hay ép buộc.
Kaizen được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, hiểu nôm na là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.
Kaizen tuân thủ theo vòng P(Plan-kế hoạch) - D(Do - thực hiện) - C(Check - kiểm tra) - A( Act - hành động khắc phục hoặc cải tiến) và được chia làm 8 bước :
Lựa chọn chủ đề
Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Thực hiện biện pháp
Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
Từ 1 đến 4 là Plan, bước 5 là Do , bước 6 là Check và bước 7, 8 là Act. Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu và không ngừng cải tiến. Việc cải tiến này không phải những vấn đề lớn lao mà từ những việc bình thường.