Quốc gia được công nhận và Quốc gia không được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc có gì khác nhau?
Mn cho mình hỏi trên thế giới có bao nhiêu quốc gia và quốc gia được công nhận là liên hợp quốc vs quốc gia k đc công nhận là lhq thì khác j nhau ạ?
liên hợp quốc
,xã hội
Hiện tại trên thế giới có 204 quốc gia bạn nhé. Tuy nhiên, trong 204 quốc gia này lại được chia thành 5 nhóm khác nhau bởi theo Điều 1 của Công ước Montevideo (Montevideo Convention) về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được ký kết tại Montevideo, Uruguay vào ngày 26/12/1933: “Một quốc gia là một chủ thể của luật quốc tế, có chủ quyền hoàn toàn, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: Lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế, dân số ổn định”. Thực chất sẽ có những quốc gia không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập trên hoặc tự công nhận nền độc lập nhưng không có bộ máy chính quyền. 5 nhóm đó là:
- 193 quốc gia là được công nhận và là thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc
- 2 quốc gia: Thành Vatican và Palestine là quan sát viên tại Liên Hợp Quốc (Nhiều quốc gia không công nhận nhà nước Palestine)
- 2 quốc gia Đài Loan và Kosova độc lập trên thực tế và được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận
- Tây Sahara được 41 quốc gia trên thế giới và Liên minh Châu Phi công nhận nhưng không có bộ máy chính quyền độc lập
- 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tự tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận: Abkhazia, Nam Ossetia, Bắc Síp, Nagorno – Karabakh, Transnistria và Somaliland.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai của bạn, trước tiên mình sửa lại một chút, không phải là "quốc gia được công nhận là liên hợp quốc" mà là "quốc gia là thành viên chính thức của Liên hợp quốc" bởi vì, "Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung".
Có 193 quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận và tất nhiên, với mục đích, tôn chỉ của mình, khi tham gia, các quốc gia sẽ được bảo trợ trong một tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Các quốc gia sẽ được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị; Liên Hợp Quốc sẽ có vai trò ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình, xây dựng một thế giới phát triển trên cả ba trụ cột: hòa bình - an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người; đảm nhiệm ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm trong xây dựng hệ thống các quy định, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, thúc đẩy giải quyết các thách thức toàn cầu, các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển.
Những nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc sẽ không nhận được những quyền lợi ấy rồi
Hoàng Hà
Hiện tại trên thế giới có 204 quốc gia bạn nhé. Tuy nhiên, trong 204 quốc gia này lại được chia thành 5 nhóm khác nhau bởi theo Điều 1 của Công ước Montevideo (Montevideo Convention) về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được ký kết tại Montevideo, Uruguay vào ngày 26/12/1933: “Một quốc gia là một chủ thể của luật quốc tế, có chủ quyền hoàn toàn, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: Lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế, dân số ổn định”. Thực chất sẽ có những quốc gia không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập trên hoặc tự công nhận nền độc lập nhưng không có bộ máy chính quyền. 5 nhóm đó là:
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai của bạn, trước tiên mình sửa lại một chút, không phải là "quốc gia được công nhận là liên hợp quốc" mà là "quốc gia là thành viên chính thức của Liên hợp quốc" bởi vì, "Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung".
Có 193 quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận và tất nhiên, với mục đích, tôn chỉ của mình, khi tham gia, các quốc gia sẽ được bảo trợ trong một tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Các quốc gia sẽ được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị; Liên Hợp Quốc sẽ có vai trò ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình, xây dựng một thế giới phát triển trên cả ba trụ cột: hòa bình - an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người; đảm nhiệm ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm trong xây dựng hệ thống các quy định, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, thúc đẩy giải quyết các thách thức toàn cầu, các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển.
Những nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc sẽ không nhận được những quyền lợi ấy rồi