Quê bạn có vị anh hùng nào?
phong cách sống
Mình ở Hà Nam - Đất mẹ Anh Hùng
1, Lê Hoàn: Tên truy phong quen thuộc là Lê Đại Hành, vị vua sáng lập ra Vương triều Tiền Lê, sinh năm 941, tuổi Tân Dậu, quê gốc ở làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tại Hà Nam hiện nay, người ta đã tìm ra hệ thống đền thờ, dòng tộc, núi Lăng có liên quan đến sự tích Lê Hoàn.
Do mồ côi cha mẹ sớm, Lê Hoàn phải phiêu bạt vào tận Ái Châu, làm con nuôi quan án sát Lê Đột một thời gian. Thời bấy giờ, nước ta rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lê Hoàn trở về Thanh Liêm, kết bạn với hào kiệt là Nguyễn Minh Quang và Đinh Điền, chiêu mộ quân sĩ, luyện tập võ nghệ, mưu đồ đại sự. Liền sau đó, ông cùng hai phó tướng đem quân bảo hộ vào Hoa Lư, theo Đinh Bộ Lĩnh. Vì có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Khi nhà Đinh mở, Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng phong chức “Thập đạo đại tướng quân”, nắm giữ binh quyền.
Cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại, Đinh Toàn lên ngôi vào lúc mới 6 tuổi, đất nước nghiêng ngả, lòng dân không yên. Các phe phái trong triều rục rịch nhen nhóm, quân Tống lắm le ở biên cương phía Bắc, việc nước lâm nguy. Trước tình thế hiểm nghèo đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo long bào choàng lên người Lê Hoàn, mời ông lên ngôi báu. Các tướng sĩ hầu hết vui lòng do đã tìm được minh chúa.
Sau buổi lên ngôi vua, Lê Hoàn lập tức điều động quân đội lên vùng Đông Bắc chống quân Tống, đang ùn ùn kéo vào xâm lược nước ta. Bằng mưu trí, lòng dũng cảm, tài thao lược, Lê Hoàn Hoàng đế đã cùng tướng sĩ dưới quyền đánh tan quân xâm lược Tống giữ vững nền độc lập non trẻ và cương vực đất nước.
Cùng với chiến công chống Tống, Lê Hoàn còn đánh dẹp được nhiều cuộc gây rối, lấn biên giới của quân Chiêm Thành ở phía Nam, cho đào kênh mương, sửa sang đường sá, khuyến khích nông nghiệp thể hiện qua lễ tịch điền dưới chân núi Long Đọi. Ngoài ra, ông còn tỏ rõ tinh thần yêu thích văn nghệ dân gian, nhiều lần tự mình cùng ca múa với các nghệ nhân nơi cung đình. Điều đáng ghi nhận nhất ở Lê Hoàn là có nhãn quan chính trị sắc sảo, biết thu nạp, sử dụng bậc hiền tài. Trong quan hệ bang giao với Trung Quốc, đã giữ được quốc thể.
2, Bùi Văn Quế: Sinh năm 1837, tuổi Đinh Dậu, quê ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng (nay thuộc Thành phố Phủ Lý). Theo tài liệu “Các nhà khoa bảng Việt Nam” (Nxb Văn học Hà Nội 1993), và theo gia phả dòng họ Bùi ở Châu Cầu, thì Bùi Văn Quế sinh ra trong một gia tộc có truyền thống thi thư, khoa cử, người người làm quan. Bản thân ông từng đậu Cử nhân khoa Giáp Tý niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), rồi đậu Phó bảng năm Ất Sửu (1865), cùng khoa thi với người anh họ là Bùi Văn Dị.
Cuộc đời công danh của Bùi Văn Quế có thể nói là hanh thông. Năm 1868 được bổ là Tri huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Năm 1872 thăng chức Đồng Tri phủ. Năm 1875 được điều về làm quan ở Bộ Hộ. Đến năm 1879 thăng chức Thị Lang Bộ Hộ, rồi đến năm 1881, được bổ làm Tuần phủ bốn tỉnh miền Trung Trung Bộ. Ở cương vị nào ông cũng mẫn cán, liêm chính, có trách nhiệm với nước, với dân. Một nhân cách như thế quả không có nhiều ở thời Nguyễn.
Vào thời gian từ năm 1882 đến năm 1883, ngao ngán trước tình cảnh Triều đình bạc nhược, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, Bùi Văn Quế xin từ quan về quê, vừa trông nom việc nhà, dạy bảo các con học hành, vừa mở cửa hàng bán thuốc Bắc. Đây chính là thời điểm ông vui thú điền viên, cố tìm sự thanh thản trong tâm hồn trong điều kiện đất nước đang có nhiều biến cải chính trị to lớn, khác xa với hình mẫu xã hội “Vua sáng tôi hiền” mà kẻ sỹ vẫn ước mong. Bùi Văn Quế qua đời tháng Chạp năm Nhâm Tý, thọ 76 tuổi.
3, Kép Trà: Sinh năm Quý Dậu 1873, quê ở làng Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên. Chính danh là Hoàng Thụy Phương. Nhưng do hai lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên có tên gọi là “Kép Trà”. Theo tài liệu “Nhân vật lịch sử - văn hóa Hà Nam” (Nxb Hội nhà văn năm 2000), Kép Trà là nhà Nho tính cách bộc trực, thẳng thắn, học giỏi nhưng không đậu đạt cao, một phần do thói quen phóng túng, không bị câu nệ vào những quy định khắt khe của trường ốc.
Kép Trà rất có năng khiếu thơ ca. Ông sáng tác hàng chục bài thơ đả kích bọn tham quan, ô lại, sau được tập hợp trong cuốn “Văn thơ Kép Trà” do Phan Cổn biên soạn (Nxb Văn hóa Hà Nội, 1992). Dưới ngòi bút trào phúng của ông, bọn tham quan, ô lại, bọn cường hào địa chủ bị phanh phui, bị vạch trần không thương tiếc. Bọn chúng khi thì ông coi như lũ “cướp ngày”, khi thì hiện diện như lũ dâm tặc, côn đồ, cũng có khi là kẻ dốt nát, bảo thủ. Hiển nhiên trong thơ trào phúng của mình, Kép Trà cũng tỏ rõ sự đồng cảm sâu xa với người nông dân dưới ách áp bức của thực dân phong kiến.
Nét đặc thù ở bút pháp trào phúng của Kép Trà chỉ là chửi thẳng, đập mạnh, chỉ mặt, chỉ tên từng tên gian ác, không kiêng dè, nể sợ (giống thơ trào phúng của Trần Tế Xương, Học Lạc), khác hẳn với bút pháp châm biếm thâm trầm, nhẹ nhàng, sâu cay của Nguyễn Khuyến. mặc dù không đỗ đạt khoa cử cao, thơ văn của ông chưa thực sự chau chuốt, cầu kỳ câu chữ, nhưng với tất cả những gì mà ông đã đạt được, Kép Trà xứng đáng có một vị trí trong lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại. Ông qua đời năm 1928.
4, Phạm Tất Đắc: Sinh năm Kỷ Dậu 1909, quê ở làng Dũng Kim, huyện Lý Nhân.
Năm 1923, theo học trường Bưởi nay là trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1926, do tham gia tổ chức lễ truy điệu chí sỹ Phan Châu Trinh và hô hào bãi khóa nên Phạm Tất Đắc bị đuổi học, và do viết cuốn “Chiêu hồn nước”(trong đó có bài thơ cùng tên), nên ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Tri Cụ, tỉnh Bắc Giang. Tại đó, ông không sợ hãi, vẫn tiếp tục chống Pháp, thậm chí tổ chức đánh giám thị ở nhà tù, khiến thực dân Pháp phải đưa về cầm cố ở Hỏa Lò (Hà Nội). Mãi đến năm 1930, ông mới được thực dân Pháp thả tự do. Song sức khỏe yếu dần, Phạm Tất Đắc qua đời vào năm 1935, khi mới bước sang tuổi 26.
Nét nổi bật ở Phạm Tất Đắc là tấm lòng yêu nước thương dân, hiện diện của bài thơ “Chiêu hồn nước”. Với bài thơ trường thiên này, ông đã lần lượt điểm qua lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của các thế hệ tiền bối, nêu thực trạng tình hình đất nước, nỗi lầm than của vong quốc nô gây xúc cảm mạnh trong nhân dân, kêu gọi mọi người đồng tâm đánh đuổi quân xâm lược, giành lại tự do độc lập. Tương truyền, sau khi ra đời, bài thơ “Chiêu hồn nước” rất được quần chúng - nhất là sinh viên ngưỡng mộ , bởi cảm xúc chân thành, nhiệt huyết sôi động, lời thơ thống thiết. Chỉ riêng với bài thơ này, Phạm Tất Đắc đã có vị trí đáng kể trong dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX.
5, Nguyễn Úy: Tuổi Kỷ Dậu - 1909, quê ở làng Đức Mộ, huyện Kịm Bảng. Do sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có cho nên Nguyễn Úy được theo học chữ Nho, sau đó lại theo học Tây, học ở trường làng, trường huyện, rồi làm giáo viên dạy Tiểu học tại quê Đức Mộ.
Nguyễn Úy giác ngộ cách mạng rất sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX, ông tham gia vào phong trào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội của huyện Kim Bảng. Cho đến tháng 10 năm 1930, Nguyễn Úy đã trở thành đảng viên Đảng cộng sản, sinh hoạt trong chi bộ thứ hai - một chi bộ được thành lập bí mật ở chùa Đức Mộ với 03 đảng viên.
Để đẩy mạnh phong trào cách mạng, Nguyễn Úy đã chú ý tuyên truyền, giác ngộ cho một số sư, tiểu chùa Đức Mộ, cùng mấy thanh niên có cảm tình với Đảng, hình thành cơ sở hoạt động bí mật. Đó chính là những giao thông liên lạc và bảo vệ cho Xứ ủy Bắc kỳ.
Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, giặc Pháp khủng bố trắng, chi bộ Đức Mộ tuy gặp khó khăn song vẫn đứng được.
Năm 1936, khi Bí thư chi bộ là Lê Hồ được tổ chức chuyển sang hoạt động ở tỉnh thì Nguyễn Úy làm Bí thư chi bộ. Nhiệm vụ của ông lúc đó là bảo vệ căn cứ bí mật cho Xứ ủy và cũng trực tiếp tham gia công tác do Xứ ủy giao. Với năng lực, uy tín nghề giáo của mình, ông đã vận động nhân dân tin theo cách mạng.
Tháng 8 năm 1941, trên đường đi công tác, Nguyễn Úy không may bị địch bắt đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Mặc dù bị Pháp tra tấn rất tàn khốc, nhưng Nguyễn Úy không chịu khuất phục, đã hy sinh anh dũng ngày 3 tháng 3 năm 1942, giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ.
Để tỏ lòng ghi nhớ, biết ơn người Đảng viên Cộng sản kiên trung, nhân dân địa phương đã lấy tên Nguyễn Úy để đặt tên cho xã mình.
Hue Nguyen
Mình ở Hà Nam - Đất mẹ Anh Hùng
1, Lê Hoàn: Tên truy phong quen thuộc là Lê Đại Hành, vị vua sáng lập ra Vương triều Tiền Lê, sinh năm 941, tuổi Tân Dậu, quê gốc ở làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tại Hà Nam hiện nay, người ta đã tìm ra hệ thống đền thờ, dòng tộc, núi Lăng có liên quan đến sự tích Lê Hoàn.
Do mồ côi cha mẹ sớm, Lê Hoàn phải phiêu bạt vào tận Ái Châu, làm con nuôi quan án sát Lê Đột một thời gian. Thời bấy giờ, nước ta rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lê Hoàn trở về Thanh Liêm, kết bạn với hào kiệt là Nguyễn Minh Quang và Đinh Điền, chiêu mộ quân sĩ, luyện tập võ nghệ, mưu đồ đại sự. Liền sau đó, ông cùng hai phó tướng đem quân bảo hộ vào Hoa Lư, theo Đinh Bộ Lĩnh. Vì có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Khi nhà Đinh mở, Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng phong chức “Thập đạo đại tướng quân”, nắm giữ binh quyền.
Cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại, Đinh Toàn lên ngôi vào lúc mới 6 tuổi, đất nước nghiêng ngả, lòng dân không yên. Các phe phái trong triều rục rịch nhen nhóm, quân Tống lắm le ở biên cương phía Bắc, việc nước lâm nguy. Trước tình thế hiểm nghèo đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo long bào choàng lên người Lê Hoàn, mời ông lên ngôi báu. Các tướng sĩ hầu hết vui lòng do đã tìm được minh chúa.
Sau buổi lên ngôi vua, Lê Hoàn lập tức điều động quân đội lên vùng Đông Bắc chống quân Tống, đang ùn ùn kéo vào xâm lược nước ta. Bằng mưu trí, lòng dũng cảm, tài thao lược, Lê Hoàn Hoàng đế đã cùng tướng sĩ dưới quyền đánh tan quân xâm lược Tống giữ vững nền độc lập non trẻ và cương vực đất nước.
Cùng với chiến công chống Tống, Lê Hoàn còn đánh dẹp được nhiều cuộc gây rối, lấn biên giới của quân Chiêm Thành ở phía Nam, cho đào kênh mương, sửa sang đường sá, khuyến khích nông nghiệp thể hiện qua lễ tịch điền dưới chân núi Long Đọi. Ngoài ra, ông còn tỏ rõ tinh thần yêu thích văn nghệ dân gian, nhiều lần tự mình cùng ca múa với các nghệ nhân nơi cung đình. Điều đáng ghi nhận nhất ở Lê Hoàn là có nhãn quan chính trị sắc sảo, biết thu nạp, sử dụng bậc hiền tài. Trong quan hệ bang giao với Trung Quốc, đã giữ được quốc thể.
2, Bùi Văn Quế: Sinh năm 1837, tuổi Đinh Dậu, quê ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng (nay thuộc Thành phố Phủ Lý). Theo tài liệu “Các nhà khoa bảng Việt Nam” (Nxb Văn học Hà Nội 1993), và theo gia phả dòng họ Bùi ở Châu Cầu, thì Bùi Văn Quế sinh ra trong một gia tộc có truyền thống thi thư, khoa cử, người người làm quan. Bản thân ông từng đậu Cử nhân khoa Giáp Tý niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), rồi đậu Phó bảng năm Ất Sửu (1865), cùng khoa thi với người anh họ là Bùi Văn Dị.
Cuộc đời công danh của Bùi Văn Quế có thể nói là hanh thông. Năm 1868 được bổ là Tri huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Năm 1872 thăng chức Đồng Tri phủ. Năm 1875 được điều về làm quan ở Bộ Hộ. Đến năm 1879 thăng chức Thị Lang Bộ Hộ, rồi đến năm 1881, được bổ làm Tuần phủ bốn tỉnh miền Trung Trung Bộ. Ở cương vị nào ông cũng mẫn cán, liêm chính, có trách nhiệm với nước, với dân. Một nhân cách như thế quả không có nhiều ở thời Nguyễn.
Vào thời gian từ năm 1882 đến năm 1883, ngao ngán trước tình cảnh Triều đình bạc nhược, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, Bùi Văn Quế xin từ quan về quê, vừa trông nom việc nhà, dạy bảo các con học hành, vừa mở cửa hàng bán thuốc Bắc. Đây chính là thời điểm ông vui thú điền viên, cố tìm sự thanh thản trong tâm hồn trong điều kiện đất nước đang có nhiều biến cải chính trị to lớn, khác xa với hình mẫu xã hội “Vua sáng tôi hiền” mà kẻ sỹ vẫn ước mong. Bùi Văn Quế qua đời tháng Chạp năm Nhâm Tý, thọ 76 tuổi.
3, Kép Trà: Sinh năm Quý Dậu 1873, quê ở làng Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên. Chính danh là Hoàng Thụy Phương. Nhưng do hai lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên có tên gọi là “Kép Trà”. Theo tài liệu “Nhân vật lịch sử - văn hóa Hà Nam” (Nxb Hội nhà văn năm 2000), Kép Trà là nhà Nho tính cách bộc trực, thẳng thắn, học giỏi nhưng không đậu đạt cao, một phần do thói quen phóng túng, không bị câu nệ vào những quy định khắt khe của trường ốc.
Kép Trà rất có năng khiếu thơ ca. Ông sáng tác hàng chục bài thơ đả kích bọn tham quan, ô lại, sau được tập hợp trong cuốn “Văn thơ Kép Trà” do Phan Cổn biên soạn (Nxb Văn hóa Hà Nội, 1992). Dưới ngòi bút trào phúng của ông, bọn tham quan, ô lại, bọn cường hào địa chủ bị phanh phui, bị vạch trần không thương tiếc. Bọn chúng khi thì ông coi như lũ “cướp ngày”, khi thì hiện diện như lũ dâm tặc, côn đồ, cũng có khi là kẻ dốt nát, bảo thủ. Hiển nhiên trong thơ trào phúng của mình, Kép Trà cũng tỏ rõ sự đồng cảm sâu xa với người nông dân dưới ách áp bức của thực dân phong kiến.
Nét đặc thù ở bút pháp trào phúng của Kép Trà chỉ là chửi thẳng, đập mạnh, chỉ mặt, chỉ tên từng tên gian ác, không kiêng dè, nể sợ (giống thơ trào phúng của Trần Tế Xương, Học Lạc), khác hẳn với bút pháp châm biếm thâm trầm, nhẹ nhàng, sâu cay của Nguyễn Khuyến. mặc dù không đỗ đạt khoa cử cao, thơ văn của ông chưa thực sự chau chuốt, cầu kỳ câu chữ, nhưng với tất cả những gì mà ông đã đạt được, Kép Trà xứng đáng có một vị trí trong lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại. Ông qua đời năm 1928.
4, Phạm Tất Đắc: Sinh năm Kỷ Dậu 1909, quê ở làng Dũng Kim, huyện Lý Nhân.
Năm 1923, theo học trường Bưởi nay là trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1926, do tham gia tổ chức lễ truy điệu chí sỹ Phan Châu Trinh và hô hào bãi khóa nên Phạm Tất Đắc bị đuổi học, và do viết cuốn “Chiêu hồn nước”(trong đó có bài thơ cùng tên), nên ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Tri Cụ, tỉnh Bắc Giang. Tại đó, ông không sợ hãi, vẫn tiếp tục chống Pháp, thậm chí tổ chức đánh giám thị ở nhà tù, khiến thực dân Pháp phải đưa về cầm cố ở Hỏa Lò (Hà Nội). Mãi đến năm 1930, ông mới được thực dân Pháp thả tự do. Song sức khỏe yếu dần, Phạm Tất Đắc qua đời vào năm 1935, khi mới bước sang tuổi 26.
Nét nổi bật ở Phạm Tất Đắc là tấm lòng yêu nước thương dân, hiện diện của bài thơ “Chiêu hồn nước”. Với bài thơ trường thiên này, ông đã lần lượt điểm qua lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của các thế hệ tiền bối, nêu thực trạng tình hình đất nước, nỗi lầm than của vong quốc nô gây xúc cảm mạnh trong nhân dân, kêu gọi mọi người đồng tâm đánh đuổi quân xâm lược, giành lại tự do độc lập. Tương truyền, sau khi ra đời, bài thơ “Chiêu hồn nước” rất được quần chúng - nhất là sinh viên ngưỡng mộ , bởi cảm xúc chân thành, nhiệt huyết sôi động, lời thơ thống thiết. Chỉ riêng với bài thơ này, Phạm Tất Đắc đã có vị trí đáng kể trong dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX.
5, Nguyễn Úy: Tuổi Kỷ Dậu - 1909, quê ở làng Đức Mộ, huyện Kịm Bảng. Do sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có cho nên Nguyễn Úy được theo học chữ Nho, sau đó lại theo học Tây, học ở trường làng, trường huyện, rồi làm giáo viên dạy Tiểu học tại quê Đức Mộ.
Nguyễn Úy giác ngộ cách mạng rất sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX, ông tham gia vào phong trào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội của huyện Kim Bảng. Cho đến tháng 10 năm 1930, Nguyễn Úy đã trở thành đảng viên Đảng cộng sản, sinh hoạt trong chi bộ thứ hai - một chi bộ được thành lập bí mật ở chùa Đức Mộ với 03 đảng viên.
Để đẩy mạnh phong trào cách mạng, Nguyễn Úy đã chú ý tuyên truyền, giác ngộ cho một số sư, tiểu chùa Đức Mộ, cùng mấy thanh niên có cảm tình với Đảng, hình thành cơ sở hoạt động bí mật. Đó chính là những giao thông liên lạc và bảo vệ cho Xứ ủy Bắc kỳ.
Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, giặc Pháp khủng bố trắng, chi bộ Đức Mộ tuy gặp khó khăn song vẫn đứng được.
Năm 1936, khi Bí thư chi bộ là Lê Hồ được tổ chức chuyển sang hoạt động ở tỉnh thì Nguyễn Úy làm Bí thư chi bộ. Nhiệm vụ của ông lúc đó là bảo vệ căn cứ bí mật cho Xứ ủy và cũng trực tiếp tham gia công tác do Xứ ủy giao. Với năng lực, uy tín nghề giáo của mình, ông đã vận động nhân dân tin theo cách mạng.
Tháng 8 năm 1941, trên đường đi công tác, Nguyễn Úy không may bị địch bắt đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Mặc dù bị Pháp tra tấn rất tàn khốc, nhưng Nguyễn Úy không chịu khuất phục, đã hy sinh anh dũng ngày 3 tháng 3 năm 1942, giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ.
Để tỏ lòng ghi nhớ, biết ơn người Đảng viên Cộng sản kiên trung, nhân dân địa phương đã lấy tên Nguyễn Úy để đặt tên cho xã mình.
Trà My
Nguyen Thanh Tuyen
Thùy Linh Võ
Người ẩn danh
Thuỳ Dung Nguyễn
Nguyễn Huệ
Đội cấn và Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Thị Huyền My
Võ nguyên giáp
Trần Hà
Võ nguyên giáp
Hoang Thi Tuyet Nga
Võ nguyên giáp