Quát mắng con có phải là cách dạy con tệ hại nhất của cha mẹ không?
Có nhiều cách dạy con, nhưng có những lúc cha mẹ không giữ được bình tĩnh, hoặc giận dữ la hét. Điều này có thực sự tệ hại không?
giáo dục
Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu con không được ném bóng trong nhà. Mang xuống tầng hầm hoặc đi ra ngoài, nhưng không phải ở đây!”. Tôi đã hét lên những lời này – chính xác là gầm lên – vào mặt cậu con trai của tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy giận điên người. Tôi có một ấm nước đang sôi trên bếp và một lớp học phải dạy trong vòng 30 phút nữa. Chưa hết, còn 2 workshop phải tham dự, 3 trang giáo án phải hoàn thành, chưa kể một bữa tối phải giải quyết xong, chỉ trong 4 tiếng còn lại của ngày hôm đó.
Tôi không có thời gian để xử lý thêm một cái bóng đèn, một cánh cửa sổ hay một lọ hoa bị vỡ. Thành thực mà nói, không còn thời gian cho bất cứ thứ gì. Tôi cũng chẳng thể dừng lại trong vài tích tắc để bình tĩnh nói những lời nhẹ nhàng với bọn trẻ về cách giải quyết vấn đề, rằng các con đang không nghe lời tôi, rằng hành động của chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rằng có thể chúng sẽ phải trả tiền để thay thế đồ bị vỡ.
La mắng, quát tháo có vẻ như là điều đúng đắn phải làm trong tình huống này. Thú thực, đó như là điều duy nhất tôi có thể làm để khiến bọn trẻ chú ý. Nhiều chuyên gia về trẻ em chắc chắn sẽ không đồng ý với cách dạy con của tôi. Một số nghiên cứu cho thấy, kỷ luật bằng ngôn từ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng xấu tới tinh thần và tâm lý lâu dài ở tuổi trưởng thành. Tác động có hại của nó chẳng khác nào đòn roi.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa việc hét lên: “Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu các con ngừng ném bóng trong nhà!” và quát tháo: “Các con có phải lũ ngốc không thế? Đừng có ném quả bóng đó trong nhà!”. Một bên là để thu hút sự chú ý của trẻ. Một bên là sự xúc phạm và hạ thấp nhân cách trẻ. Do đó, cha mẹ la hét với con không nhất thiết phải là những phụ huynh tàn ác: họ có thể chỉ là những người đang quá sức nóng giận. Và khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con.
Để rõ ràng hơn, tôi có thể nói, nhiều phụ huynh có thể cố gắng để giảm thiểu việc la hét con. Như tôi có thể không cần phải quát con khi chúng để khăn tắm ẩm ướt lên chiếc bàn gỗ cổ. Bọn trẻ không quan tâm tới việc bảo quản đồ gỗ cổ và như thế, việc to tiếng của tôi không làm chúng bắt đầu quan tâm hơn.
Nhưng tôi không nghĩ la hét lại trở thành vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy tội lỗi hay quá lo lắng. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy cơn giận thực sự của chúng ta cũng không phải điều gì tai hại. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy chúng ta cũng là con người, những con người không hoàn hảo, cũng là điều có thể chấp nhận.
Có thể, câu hỏi mà chúng ta, các phụ huynh, nên đặt ra cho chính mình là: Chúng ta la hét con bao lâu? Chúng ta quát to ngay từ dấu hiệu đầu tiên trẻ phạm lỗi hay khi trẻ đã vượt quá giới hạn? Nội dung lời quát tháo của chúng ta là gì? Chúng ta định nói điều gì? Có phải chúng ta đang thể hiện cơn tức giận hay đang cố gắng sử dụng việc la hét như một công cụ thay thế cho kỷ luật tích cực? Và có lẽ quan trọng nhất, chúng ta có nói: “Cha/mẹ xin lỗi con” khi chúng ta la mắng quá to, quá thường xuyên, quá đáng sợ không?
Nguyễn Kim Ngân
Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu con không được ném bóng trong nhà. Mang xuống tầng hầm hoặc đi ra ngoài, nhưng không phải ở đây!”. Tôi đã hét lên những lời này – chính xác là gầm lên – vào mặt cậu con trai của tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy giận điên người. Tôi có một ấm nước đang sôi trên bếp và một lớp học phải dạy trong vòng 30 phút nữa. Chưa hết, còn 2 workshop phải tham dự, 3 trang giáo án phải hoàn thành, chưa kể một bữa tối phải giải quyết xong, chỉ trong 4 tiếng còn lại của ngày hôm đó.
Tôi không có thời gian để xử lý thêm một cái bóng đèn, một cánh cửa sổ hay một lọ hoa bị vỡ. Thành thực mà nói, không còn thời gian cho bất cứ thứ gì. Tôi cũng chẳng thể dừng lại trong vài tích tắc để bình tĩnh nói những lời nhẹ nhàng với bọn trẻ về cách giải quyết vấn đề, rằng các con đang không nghe lời tôi, rằng hành động của chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rằng có thể chúng sẽ phải trả tiền để thay thế đồ bị vỡ.
La mắng, quát tháo có vẻ như là điều đúng đắn phải làm trong tình huống này. Thú thực, đó như là điều duy nhất tôi có thể làm để khiến bọn trẻ chú ý. Nhiều chuyên gia về trẻ em chắc chắn sẽ không đồng ý với cách dạy con của tôi. Một số nghiên cứu cho thấy, kỷ luật bằng ngôn từ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng xấu tới tinh thần và tâm lý lâu dài ở tuổi trưởng thành. Tác động có hại của nó chẳng khác nào đòn roi.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa việc hét lên: “Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu các con ngừng ném bóng trong nhà!” và quát tháo: “Các con có phải lũ ngốc không thế? Đừng có ném quả bóng đó trong nhà!”. Một bên là để thu hút sự chú ý của trẻ. Một bên là sự xúc phạm và hạ thấp nhân cách trẻ. Do đó, cha mẹ la hét với con không nhất thiết phải là những phụ huynh tàn ác: họ có thể chỉ là những người đang quá sức nóng giận. Và khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con.
Để rõ ràng hơn, tôi có thể nói, nhiều phụ huynh có thể cố gắng để giảm thiểu việc la hét con. Như tôi có thể không cần phải quát con khi chúng để khăn tắm ẩm ướt lên chiếc bàn gỗ cổ. Bọn trẻ không quan tâm tới việc bảo quản đồ gỗ cổ và như thế, việc to tiếng của tôi không làm chúng bắt đầu quan tâm hơn.
Nhưng tôi không nghĩ la hét lại trở thành vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy tội lỗi hay quá lo lắng. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy cơn giận thực sự của chúng ta cũng không phải điều gì tai hại. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy chúng ta cũng là con người, những con người không hoàn hảo, cũng là điều có thể chấp nhận.
Có thể, câu hỏi mà chúng ta, các phụ huynh, nên đặt ra cho chính mình là: Chúng ta la hét con bao lâu? Chúng ta quát to ngay từ dấu hiệu đầu tiên trẻ phạm lỗi hay khi trẻ đã vượt quá giới hạn? Nội dung lời quát tháo của chúng ta là gì? Chúng ta định nói điều gì? Có phải chúng ta đang thể hiện cơn tức giận hay đang cố gắng sử dụng việc la hét như một công cụ thay thế cho kỷ luật tích cực? Và có lẽ quan trọng nhất, chúng ta có nói: “Cha/mẹ xin lỗi con” khi chúng ta la mắng quá to, quá thường xuyên, quá đáng sợ không?
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ nếu cha mẹ quát mắng con không phải do con mắc lỗi mà bởi cha mẹ "không giữ được bình tĩnh hoặc giận dữ" thì vấn đề này để lại hậu quả rất lâu dài.
Trẻ nhỏ sẽ không học theo những gì cha mẹ nói, trẻ học theo những gì cha mẹ làm. Do đó, cha mẹ đã vô tình dạy trẻ cách cư xử hung hăng khi mọi việc không được như ý. Điều này ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ, khiến trẻ dần dần lựa chọn cách giải quyết vấn đề theo thiên hướng bạo lực và đôi khi trở nên thích kiểm soát người khác và ghét bị người khác góp ý hơn. Chắc chắn thái độ ấy sẽ không có lợi cho trẻ trong tương lai.
Trong khi dạy học, mình nhận thấy trẻ em rất thông minh và luôn có thói quen "thử phản ứng" của người lớn. Do đó, trong bất kì tình huống nào, dù trẻ có đang sai chăng nữa, chúng ta cũng cần duy trì sự bình tĩnh, tự tin và tự chủ để hướng dẫn cho trẻ và để trẻ biết rằng không dễ dàng thao túng cảm xúc của người lớn.
Phải thừa nhận dưới áp lực cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng giữ được sự tỉnh táo. Song giáo dục con trẻ đòi hỏi nỗ lực và lòng kiên trì rất lớn, nếu quyết tâm thì vẫn có thể làm được.
Chúc bạn vui khi giáo dục con.
Solitary
Tệ hại đó bạn ạ, trẻ em là bản copy của người lớn nên sẽ học theo rất nhanh.
Mình bị bố mẹ quát và đánh, mình lại tiếp tục quát và đánh con mình, mình rất đau lòng về điều đó.
Nhớ lại những lúc bố đập đồ, quát mắng mình, đa số đều vì những cá tính của bản thân chứ không phải là hư đốn hay mất dạy gì đâu (ví dụ có thích một bạn trong lớp) mình rất tổn thương, rất là đau đớn.
Mình đang sửa để khi nóng giận không quát mắng con nữa, vì đời mình đã bị dư chấn rồi. Đây sẽ là một con đường dài mà mình cần phải đi.