Quảng cáo liên văn hóa là gì?
kiến thức chung
Truyền thông liên văn hóa là hoạt động truyền tải, trao đổi thông tin giữa các khu vực khác nhau.Sự trao đổi thông tin này đã giúp các nền văn hóa khác nhau được giao lưu một cách có hiệu quả. 7 Giờ đây mọi lúc mọi nơi, con người liên tục chia sẻ tin tức về vạn vật trên thế giới, nhưng do trở ngại văn hóa và các nhân tố khác, nên phạm vi chia sẻ cũng gặp phải những giới hạn lớn. Những thông điệp quảng cáo của nhiều mặt hàng quốc tế khi tiến vào thị trường của các quốc gia trên thế giới thì luôn gặp phải trở ngại bởi những đặc trưng riêng của các nền văn hóa khác nhau.Mà trong những nền văn hóa khác nhau này, mỗi người dân lại có sự định hướng về giá trị văn hóa và thói quen tiêu dùng khác nhau. Làm thế nào để thích ứng với nhu cầu của những đối tượng tiêu dùng này là điều mà quảng cáo liên văn hóa trong môi trường truyền thông hiện đại phải nghĩ điến đầu tiên, cụ thể là các sản phẩm phải được truyền bá rộng rãi và hình tượng thương hiệu được khẳng định ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy yêu cầu về quảng cáo đối với mỗi tập toàn đa quốc gia là khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ có một yêu cầu duy nhất đó là quảng cáo phải phù hợp với thị trường, trong đó bao gồm những giá trị mang tính xã hội, bối cảnh văn hóa và thói quen tiêu dùng của công chúng. Đây là những yếu tố cơ bản để quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động truyền thông liên văn hóa này. Hiện nay, dưới sự thúc đấy của hội nhập kinh tế thế giới, kĩ thuật truyền thông của nhân loại ko ngừng phát triển khiến cho việc truyền tải thông tin trên thế giới trở thành việc vô cùng dễ dàng, chính trong bối cảnh này, quảng cáo đã trở thành một phương tiện kinh doanh và truyền thông liên văn hóa của thế giới. Bản chất của quảng cáo là một loại hiện tượng văn hóa.Quảng cáo không chỉ giới thiệu thông tin sản phẩm, mà còn truyền bá văn hóa.Trên phương diện khách quan, đểcông chúng hiểu được thông điệp quảng cáo thì bối cảnh và đặc trưng văn hóa của công chúng là tiêu chuẩn cần tham khảo đầu tiên.Trong thế kỷ 21 thì sự cạnh tranh kinh tế ngày càng lớn càng thể hiện sự cạnh tranh về văn hóa.Truyền thông quảng cáo cũng nên nhìn từ góc độ triết học, cần biến truyền thông liên văn hóa trở thành vũ khí cạnh tranh kinh tế. Định nghĩa và đặc điểm của truyền thông quảng cáo liên văn hóa Quảng cáo và những hoạt động truyền thông khác không giống nhau, nó được truyền tải trên một phạm vi lớn, nói về tin tức liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp; bên cạnh đó quảng cáo cũng là một hoạt động truyền thông đại chúng. Truyền thông quảng cáo liên văn hóa chính là truyền tải cùng một thông điệp quảng cáo tới các khu vực văn hóa khác nhau. Vấn đề gặp phải của loại hình này là những ảnh hưởng, hiệu quả của truyền thông quảng cáo đối với những nền văn hóa không tương đồng và làm thế nào để phát huy tác dụng, tránh những mặt trái… Truyền thông quảng cáo liên văn hóa có thể chia thành 2 loại 8 : một là truyền thông quảng cáo liên văn hóa trong nước, tiến hành đưa tin quảng cáo giữa các dân tộc khác nhau hay giữa hai khu vực văn hóa khác nhau trong một quốc gia. Hai là truyền thông quảng cáo đa văn hóa quốc tế, chủ yếu là quảng cáo văn hóa riêng và đa văn hóa giữa các quốc gia. Chúng ta đều có thể dễ dàng phân biệt hai loại hình này qua các thông điệp quảng cáo, nhưng đặc sắc hơn vẫn là quảng cáo đa văn hóa quốc tế. Đây cũng là vấn đề trọng tâm mà chúng ta sẽ thảo luận. Thông tin quảng cáo liên văn hóa khác những thông tin quảng cáo khác ở một số điểm sau: Thứ nhất: sự khác biệt của tính cộng hưởng văn hóa giữa văn hóa mục tiêu và văn hóa gốc. Hai cái này có mã hệ thống khác nhau đối với thông tin quảng cáo, vì thế sẽ sinh ra sự trở ngại lớn.Quan niệm về cái tốt, đẹp, thiện, ác của con người hay về thế giới quancủa những đối tượng văn hóa khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau.Ví dụ như về màu sắc, ở mỗi nền văn hóa lại có những ý nghĩa khác nhau. Thứ hai: Mỗi nền văn hóa lại có những trình độ (về nhận thức, nhân sinh quan) khác nhau. Bất luận là phương diện cụ thể của văn hóa hay tổng thể văn hóa đều có trình độ khác nhau. Có thể sự khác biệt giữa văn hóa của Mỹ và Anh là rất nhỏ nhưng giữa Việt Nam và Mỹ lại có sự khác biệt rất lớn. Thứ ba: Đại đa số những người làm quảng cáo trong quá trình xây dựng kế hoạch quảng cáo thường vô thức lấy quan điểm hay nhận thức về văn hóa của bản thân ra để bình luận và đánh giá đối phương, và điều này đã trở thành một rào cản chính cho hiệu quả của thông điệp quảng cáo. Thứ tư: Tính biến đổi, khác biệt giữa các nền văn hóa ngày càng tăng cao. Kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng đồng hóa, quảng cáo đã trở thành thủ đoạn cạnh tranh kinh tế, trong khi tiến hành truyền thông đa văn hóa, văn hóa gốc có thể bị biến đổi. Ví dụ: Quảng cáo của Hàn Quốc khi du nhập vào Việt Nam tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến văn hóa quảng cáo Việt Nam, khán giả Việt Nam có thể sẽ tiếp nhận quan điểm này, thậm chí thay đổi cả quan niệm văn hóa của bản thân; hiện tượng “cuồng” K-Pop của giới trẻ Việt Nam có thể là một ví dụ điển hình, việc tiếp nhận quá nhiều thông điệp quảng cáo thông qua điện ảnh, ca nhạc, giải trí...khiến cho giới trẻ quan niệm phải ăn, mặc, dùng đồ như ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc mới là trào lưu. Hay ngược lại quảng cáo của Việt Nam du nhập vào thị trường Hàn Quốc cũng sẽ đem đến cho người Hàn Quốc một vài nét văn hóa Việt Nam, do đó ảnh hưởng đến cách nhìn của họ về Việt Nam.
Nội dung liên quan
Diễm Ngân Hưởng