Quảng cáo cổ đại là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Baybilon, Hy Lạp, Roma, Ấn Độ và Trung Quốc đều xuất hiện những hoạt động quảng cáo để sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong cuốn sách “Châu dịch – hệ từ” có ghi lại, vào thời kỳ thần nông xa xưa “đâu đâu cũng là chợ, tập trung người dân khắp thiên hạ, hàng hóa đa dạng khắp thiên hạ được giao dịch trao đổi, mỗi người một thứ”, và theo cuốn “Châu lễ” có ghi thời gian đó khi giao dịch thì đều cần phải “cáo thị”. Quảng cáo rao vặt, quảng cáo biển hiệu, quảng cáo trên sản phẩm đều là các hình thức quảng cáo cổ xưa. Có thể nhìn thấy điều này ở trên những cổ vật như đồ gốm sứ, tiền đồng, tiền giấy, biển hiệu,…Điều này cho thấy dưới điều kiện kinh tế xã hội vào thời kỳ cổ đại những đã hình thành các thủ đoạn quảng cáo truyền thông đa dạng và đạt được đến một trình độ nhất định. Qua nghiên cứu, văn tự quảng cáo sớm nhất trên thế giới được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh Quốc một bảng quảng cáo bằng đất nung được tìm thấy ở vùng đồng bằng Mesopotamia, khu vực Lưỡng Hà, có niên đại cách chúng ta khoảng 1000 năm lịch sử. Nó là một thông báo đặt tiền thường cho ai tìm được một người nô lệ bỏ trốn của địa chủ đại ý như sau: “Nô bộc Shem đã bỏ trốn khỏi cửa hàng vải của ông chủ Harb, mong những người dân lương thiện của thành phố hỗ trợ bắt anh ta trở về. Anh ta thân cao 5 inch 2, mặt hồng mắt nâu, nay thông báo ai có tin tức về người mất tích tặng khuyên tai vàng một chiếc; người bắt được về tặng khuyên tai vàng một bộ, ngoài ra còn may cho một bộ quần áo theo ý muốn với loại vải tốt nhất ở cửa hàng vải Harb.” Ở Á Châu, Trung Hoa dường như đã biết đến quảng cáo từ thời Tây Chu (thế kỷ 11 đến 771 trước Công Nguyên) qua những hội chợ đầu tiên. Hàn Phi Tử (280-233 trước CN) đã nói đến lá tửu kỳ (lá cờ của quán rượu) chiêu khách của một anh hàng rượu nước Tống đời Xuân Thu Chiến Quốc. Người Nhật Bản thì tự hào vì đã biết đến quảng cáo từ trước thời Nara (710 – 794) khi họ dùng những tấm bảng hiệu bằng gỗ để yết thị ngoài chợ.
Trả lời
Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Baybilon, Hy Lạp, Roma, Ấn Độ và Trung Quốc đều xuất hiện những hoạt động quảng cáo để sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong cuốn sách “Châu dịch – hệ từ” có ghi lại, vào thời kỳ thần nông xa xưa “đâu đâu cũng là chợ, tập trung người dân khắp thiên hạ, hàng hóa đa dạng khắp thiên hạ được giao dịch trao đổi, mỗi người một thứ”, và theo cuốn “Châu lễ” có ghi thời gian đó khi giao dịch thì đều cần phải “cáo thị”. Quảng cáo rao vặt, quảng cáo biển hiệu, quảng cáo trên sản phẩm đều là các hình thức quảng cáo cổ xưa. Có thể nhìn thấy điều này ở trên những cổ vật như đồ gốm sứ, tiền đồng, tiền giấy, biển hiệu,…Điều này cho thấy dưới điều kiện kinh tế xã hội vào thời kỳ cổ đại những đã hình thành các thủ đoạn quảng cáo truyền thông đa dạng và đạt được đến một trình độ nhất định. Qua nghiên cứu, văn tự quảng cáo sớm nhất trên thế giới được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh Quốc một bảng quảng cáo bằng đất nung được tìm thấy ở vùng đồng bằng Mesopotamia, khu vực Lưỡng Hà, có niên đại cách chúng ta khoảng 1000 năm lịch sử. Nó là một thông báo đặt tiền thường cho ai tìm được một người nô lệ bỏ trốn của địa chủ đại ý như sau: “Nô bộc Shem đã bỏ trốn khỏi cửa hàng vải của ông chủ Harb, mong những người dân lương thiện của thành phố hỗ trợ bắt anh ta trở về. Anh ta thân cao 5 inch 2, mặt hồng mắt nâu, nay thông báo ai có tin tức về người mất tích tặng khuyên tai vàng một chiếc; người bắt được về tặng khuyên tai vàng một bộ, ngoài ra còn may cho một bộ quần áo theo ý muốn với loại vải tốt nhất ở cửa hàng vải Harb.” Ở Á Châu, Trung Hoa dường như đã biết đến quảng cáo từ thời Tây Chu (thế kỷ 11 đến 771 trước Công Nguyên) qua những hội chợ đầu tiên. Hàn Phi Tử (280-233 trước CN) đã nói đến lá tửu kỳ (lá cờ của quán rượu) chiêu khách của một anh hàng rượu nước Tống đời Xuân Thu Chiến Quốc. Người Nhật Bản thì tự hào vì đã biết đến quảng cáo từ trước thời Nara (710 – 794) khi họ dùng những tấm bảng hiệu bằng gỗ để yết thị ngoài chợ.