Quan niệm của người Nhật về chữ “Tín”
kiến thức chung
Chữ “tín” của người Nhật chính là chữ Hán信. Cấu tạo của nó bao gồm: Bên trái là chữ Nhân đứng, nghĩa là người. Bên phải là chữ Ngôn: Chữ Ngôn gồm chữ Nhị ở trên, chữ Khẩu ở dưới, ngụ ý tuy “hai miệng” nhưng có “một lời”, trước sau như một, không thiên lệch, không thay đổi .
Từ đó rút ra khái niệm “ Tín” nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, tức người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin với người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên, bởi không có niềm tin để phấn đấu thì không thể làm được điều gì.
Với người Nhật, tín là một trong những đức tính quan trọng nhất cần có để tồn tại và phát triển xã hội. Trước tiên, mỗi người dân Nhật đều ý thức rõ rằng bản thân mình phải luôn luôn giữ chữ tín, phải hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ, bổn phận, trách nhiệm của mình, nói là làm, không thất hứa, phải tạo dựng độ tin cậy để mọi người có thể yên tâm tin tưởng mình. Thứ hai, người Nhật quan niệm phải luôn luôn tin tưởng mọi người xung quanh. Sở dĩ có thể đặt lòng tin vào người khác bởi tính trung thực, tự giác đã trở thành văn hóa của nước họ. Và điều đó cũng có nghĩa, nếu quá đa nghi, nghi ngờ vô căn cứ một ai đó như vậy là đã gây tổn thương tinh thần cho họ và bản thân cũng đã không thực hiện được trọn vẹn chữ “tín”.
Đối với người Nhật, chữ “tín” đã được hình thành, giáo dục ngay từ nhỏ và được rèn luyện qua thời gian. Chính vì vậy, nó không phải việc làm nhất thời mà trở thành "phong cách Nhật".
Tại Nhật, quan niệm đề cao chữ “tín” đã được hình thành ngay từ rất lâu đời và phát triển bền bỉ theo thời gian, bất kể sự biến đổi của thời đại, của xã hội. Từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, biều hiện của chữ này đều được bộc lộ rõ nét, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với mỗi người và với toàn xã hội Nhật.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phục Phúc Thảo