Quan niệm của người Nhật về chữ “Lễ”

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lễ là trật tự, kỉ cương phép nước mà mọi người phải tuân theo. Lễ là cái để phân biệt địa vị cao thấp của con người trong xã hội, tạo ra trật tự, khuôn khổ xã hội. Lễ đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá, phẩm giá con người. Tuy nhiên lễ cũng là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc, khuôn phép, bất di bất dịch. Điều 4 trong “Hiến pháp 17 điều” công bố năm 604 của thái tử Shotoku (聖徳太子) đã chỉ ra rằng: “Quần thần thuộc hạ lấy Lễ làm gốc. Cái gốc của việc trị dân chính là ở Lễ. Trên phi Lễ, dưới chẳng theo; dưới phi Lễ ắt có tội. Cho nên quần thần giữ Lễ, vị thứ bất loạn; trăm họ giữ Lễ, quốc gia trị yên”. Ngày nay trong quan niệm của Nhật hiện đại, Lễ đã được đơn giản hóa, giản lược đi khá nhiều. Lễ hiện nay chỉ đơn giản là cách cư xử giữa người với người sao cho phải phép, phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Ngoài ra Lễ cũng là sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
Trả lời
Lễ là trật tự, kỉ cương phép nước mà mọi người phải tuân theo. Lễ là cái để phân biệt địa vị cao thấp của con người trong xã hội, tạo ra trật tự, khuôn khổ xã hội. Lễ đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá, phẩm giá con người. Tuy nhiên lễ cũng là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc, khuôn phép, bất di bất dịch. Điều 4 trong “Hiến pháp 17 điều” công bố năm 604 của thái tử Shotoku (聖徳太子) đã chỉ ra rằng: “Quần thần thuộc hạ lấy Lễ làm gốc. Cái gốc của việc trị dân chính là ở Lễ. Trên phi Lễ, dưới chẳng theo; dưới phi Lễ ắt có tội. Cho nên quần thần giữ Lễ, vị thứ bất loạn; trăm họ giữ Lễ, quốc gia trị yên”. Ngày nay trong quan niệm của Nhật hiện đại, Lễ đã được đơn giản hóa, giản lược đi khá nhiều. Lễ hiện nay chỉ đơn giản là cách cư xử giữa người với người sao cho phải phép, phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Ngoài ra Lễ cũng là sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.