Quan niệm bản tính người trong Kito giáo?
kiến thức chung
Theo quan niệm của KiTo giáo, con người do Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo ra có nhiệm vụ thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa:
- Con người được Thiên Chúa tạo nên bằng cách lấy bụi đất nặn ra một người nam và thổi sinh khí vào trở thành con người. Người nam đó là A đam, sau đó Thiên Chúa lấy xương sườn của A đam người nữ là Ê va và cũng thổi sinh khí trở thành con người. Lúc ấy con người chưa có những nhận thức về thế giới xung quanh, chỉ biết sống sung sướng ở vườn địa đàng.
- Kito giáo cho rằng, con người là sản phẩm hoàn hảo và tuyệt mỹ. Con người có trí khôn, có lương tâm và đạo đức nên làm chủ thế giới và muôn loài. Con người có mối quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa. Sau này khi con người sa ngã vào tội lỗi, mối quan hệ trực tiếp đó không còn nữa mà phải thông qua Đấng Cứu chuộc là chúa Giê-su.
- Con người có hai phần là thể xác và linh hồn. Thể xác và linh hồn có nguồn gốc khác nhau: Thể xác mang tính phàm tục, còn linh hồn là phần sinh khí do Thiên Chúa truyền vào nên mang tính thiêng liêng có liên quan đến Thiên Chúa. Vì vậy con người sau khi chết, thể xác trở về với cát bụi, linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.
- Theo Kito giáo, con người có tính phàm tục nên mắc phải nhiều tội lỗi. Bản chất tội lỗi của con người là lòng tham và tính ích kỉ. Trong kinh Cựu ước cũng viết rằng: Thiên Chúa rất yêu thương con người, sau khi tạo ra A đam và Ê va, Thiên chúa cho họ sống hạnh phúc, thanh nhàn trong Vườn Địa Đàng, nhưng cấm họ không được ăn một cây-cây lí trí vì nếu ăn thì sẽ biết thế nào là đau khổ, phải lao động vất vả và phải chết. Nhưng vì lòng tham, vì sự ích kỉ, nhẹ dạ cả tin nên A đam và Ê va đã bị lừa ăn trái cấm. Theo Kito giáo, trong giống người thì đàn bà dễ bị cám dỗ hơn. => Từ đó loài người phải mang Tội tổ tông truyền, phải lao động vất vả, phải chết, khi chết sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa, là nữ thì phải mang thai nặng nề đau đớn lúc sinh đẻ.
Nội dung liên quan
Phuong Anh Bui