Quan hệ Mỹ - Việt sẽ như nào sau khi ông Biden trở thành tổng thống?

  1. Tin Tức

Từ khóa: 

tin tức

Nói về quan hệ Mỹ - Việt mà không đề cập đến TQ thì quả là thiếu sót, nên mình sẽ đưa ra nhận định trên mối quan hệ "đu dây" này của VN.

Đầu tiên, Mỹ sẽ bỏ chiến tranh thương mại với TQ, nên các công ty không còn có động lực chuyển sản xuất từ TQ sang các nước khác như VN. Điều đó khiến VN không còn thế chủ động khi nói chuyện với Mỹ về thương mại và đầu tư.

Thứ hai, Mỹ tiếp tục tôn trọng các định chế quốc tế mà trong đó TQ đóng vai trò khá quan trọng, tiếng nói TQ quan trọng bởi TQ có một lực lượng đàn em đông đảo là các nước châu Phi, Trung Á, các quốc đảo Thái Bình Dương và cả các nước Mỹ Latinh, do đó kênh quốc tế vận của VN trong những vấn đề đối đầu với TQ sẽ không còn mạnh như trước. Thiếu kênh quốc tế vận đủ mạnh, VN sẽ phải cúi đầu trước một Mỹ đang muốn thể hiện sức mạnh, để đối đầu với TQ (trong những vấn đề cần đối đầu).

Thứ ba, một trong những trọng tâm của chính quyền do Đảng Dân chủ kiểm soát là chuyện tự do ngôn luận và phe đối lập ở VN. Do đó, chính quyền Mỹ sẽ tăng cường viện trợ cho các tổ chức đấu tranh ở VN, giúp các phong trào này nở rộ. Xu hướng "yêu Mỹ" của dân VN sẽ trở lại, với một chuyến thăm hào nhoáng và khoa trương kiểu Obama.

Nói thêm, hệ quả của chuyện các tổ chức đấu tranh mạnh lên đó chính là các cuộc biểu tình quy mô lớn sẽ xuất hiện trở lại, giống như từng có dưới thời Obama và từng bị ngưng dưới thời Trump. Nhưng mà chuyện này không liên quan đến câu hỏi nên bỏ qua, không phân tích sâu.

Thứ tư, liên quan đến 2 chuyện đầu tiên là thế đàm phán của VN với Mỹ bị yếu, khiến chính quyền VN không mặn mà làm việc thực chất với Mỹ nữa, nhưng trên truyền thông thì vẫn ra rả về con đường tươi sáng với Mỹ. Việc này có thể liên quan đến việc sắp đặt để Thủ tướng Phúc đương nhiệm được chuyển sang làm Chủ tịch nước (một chức có danh không có thực), và để một nhân vật gần gũi TQ hơn làm chức Thủ tướng để có đối sách phù hợp với đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của VN. Tức, ý mình muốn nói ở đây là VN sẽ chủ động "ghẻ lạnh" trong quan hệ với Mỹ.

Thứ năm, chuyện này mình "đặt gạch" và nói trước, tức có thể không đúng với thời điểm hiện tại nên đừng tranh cãi mất công, chỉ là nó có thể sẽ đúng sau 2-3 năm nữa: Đằng nào thì TQ cũng là một nước lớn, thân thiện và tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ VN vô vị lợi, VN nên bám vào cái phao cứu sinh này để vượt qua giai đoạn khó khăn hậu Covid-19.

Trả lời

Nói về quan hệ Mỹ - Việt mà không đề cập đến TQ thì quả là thiếu sót, nên mình sẽ đưa ra nhận định trên mối quan hệ "đu dây" này của VN.

Đầu tiên, Mỹ sẽ bỏ chiến tranh thương mại với TQ, nên các công ty không còn có động lực chuyển sản xuất từ TQ sang các nước khác như VN. Điều đó khiến VN không còn thế chủ động khi nói chuyện với Mỹ về thương mại và đầu tư.

Thứ hai, Mỹ tiếp tục tôn trọng các định chế quốc tế mà trong đó TQ đóng vai trò khá quan trọng, tiếng nói TQ quan trọng bởi TQ có một lực lượng đàn em đông đảo là các nước châu Phi, Trung Á, các quốc đảo Thái Bình Dương và cả các nước Mỹ Latinh, do đó kênh quốc tế vận của VN trong những vấn đề đối đầu với TQ sẽ không còn mạnh như trước. Thiếu kênh quốc tế vận đủ mạnh, VN sẽ phải cúi đầu trước một Mỹ đang muốn thể hiện sức mạnh, để đối đầu với TQ (trong những vấn đề cần đối đầu).

Thứ ba, một trong những trọng tâm của chính quyền do Đảng Dân chủ kiểm soát là chuyện tự do ngôn luận và phe đối lập ở VN. Do đó, chính quyền Mỹ sẽ tăng cường viện trợ cho các tổ chức đấu tranh ở VN, giúp các phong trào này nở rộ. Xu hướng "yêu Mỹ" của dân VN sẽ trở lại, với một chuyến thăm hào nhoáng và khoa trương kiểu Obama.

Nói thêm, hệ quả của chuyện các tổ chức đấu tranh mạnh lên đó chính là các cuộc biểu tình quy mô lớn sẽ xuất hiện trở lại, giống như từng có dưới thời Obama và từng bị ngưng dưới thời Trump. Nhưng mà chuyện này không liên quan đến câu hỏi nên bỏ qua, không phân tích sâu.

Thứ tư, liên quan đến 2 chuyện đầu tiên là thế đàm phán của VN với Mỹ bị yếu, khiến chính quyền VN không mặn mà làm việc thực chất với Mỹ nữa, nhưng trên truyền thông thì vẫn ra rả về con đường tươi sáng với Mỹ. Việc này có thể liên quan đến việc sắp đặt để Thủ tướng Phúc đương nhiệm được chuyển sang làm Chủ tịch nước (một chức có danh không có thực), và để một nhân vật gần gũi TQ hơn làm chức Thủ tướng để có đối sách phù hợp với đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của VN. Tức, ý mình muốn nói ở đây là VN sẽ chủ động "ghẻ lạnh" trong quan hệ với Mỹ.

Thứ năm, chuyện này mình "đặt gạch" và nói trước, tức có thể không đúng với thời điểm hiện tại nên đừng tranh cãi mất công, chỉ là nó có thể sẽ đúng sau 2-3 năm nữa: Đằng nào thì TQ cũng là một nước lớn, thân thiện và tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ VN vô vị lợi, VN nên bám vào cái phao cứu sinh này để vượt qua giai đoạn khó khăn hậu Covid-19.