Quan hệ giữa chính trị học với các khoa học khác?
kiến thức chung
• Giữa Chính trị học với Triết học: Triết học tiếp xúc và tác động qua lại với thế giới hiện thực. Tức gắn bó chặt chẽ chính trị với nhà nước. Triết học luôn gắn liền với những biểu hiện cả bên trong và bên ngoài nên triết học nghiên cứu được bản chất giai cấp nhà nước và tính chất của chính trị. Khi chính trị xuất hiện thì dựa trên tiền đề của triết học hoạt động. Chính trị liên kết với triết học trở thành một hệ thống đồng nhất. Triết học hay chính trị đều xuất phát từ con người và mục đích giải phóng con người.
-Ví dụ: Chính trị học theo quan điểm Mác xít và triết học Mác - Lênnin đều cho rằng nhà nước là trung tâm của chính trị, việc phân bố các lợi ích kinh tế sẽ liên quan đến chính trị. Hai quan điểm đều có đối tượng nghiên cứu, phương pháp, mục đích và quy luật vận động, đều hướng đến thực tiễn, giai cấp.
• Giữa Chính trị học với Xã hội học: Xã hội học nghiên cứu về các hoạt động, thể chế xã hội, mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội nhằm tìm ra quy luật vận hành.
-Ví dụ: Khi nhà nước ban hành chính sách “Kế hoạch hóa gia đình” nhà nước phải nghiên cứu và dựa trên thực tiễn đời sống của công dân và các vấn đề xã hội khác.
• Giữa Chính trị học với Kinh tế học: Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức con người trong việc nghiên cứu các nhân tố sản xuất sao cho hiệu quả và thỏa mãn tối đa nhu cầu con người. Chính trị học bảo vệ lợi ích kinh tế và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
-Ví dụ: Khi kêu gọi đầu tư nước ngoài nhà nước luôn tạo điều kiện cho nhà đầu tư được dễ dàng tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước. Như vậy là nhà nước đã bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
• Giữa Chính trị học với Luật học: Là mối quan hệ khoa học nghiên cứu các pháp lí đưa ra sự cân bằng cho xã hội. Luật hoạt động song hành với chính trị và do nhà nước điều hành áp dụng.
-Ví dụ: Theo từng giai đoạn phát triển nhà nước luôn phải đổi mới các bộ luật nhằm tạo điều kiện cân bằng xã hội và dựa vào đó để quản lí xã hội.
Nội dung liên quan
Thiện Nhơn