Quan điểm về xã hội, về chính trị - đạo đức của Nho giáo được thể hiện ở những nét cơ bản nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quan điểm về xã hội, về chính trị - đạo đức của Nho giáo được thể hiện ở những nét cơ bản sau: - Một là, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đai đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con và chồng – vợ (gọi là Tam cương). Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. - Hai là, lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là Nhân. Những chuẩn mực khác như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu... đều là những biểu hiện của Nhân. - Ba là, Nho gia là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hai nghìn năm lịch sử của xã hội phong kiến. Nó đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư, (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (đời Tống).
Trả lời
Quan điểm về xã hội, về chính trị - đạo đức của Nho giáo được thể hiện ở những nét cơ bản sau: - Một là, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đai đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con và chồng – vợ (gọi là Tam cương). Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. - Hai là, lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là Nhân. Những chuẩn mực khác như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu... đều là những biểu hiện của Nhân. - Ba là, Nho gia là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hai nghìn năm lịch sử của xã hội phong kiến. Nó đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư, (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (đời Tống).