Quan điểm về hợp tác và đấu tranh trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đảng và nhà nước ta quan niệm, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế luôn hàm chức hai mặt là vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, do đó tất cả các nước đều phải chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hợp tác, phân công lao động Quốc tế. Toàn cầu hoá không chỉ đơn thuần là quá trình kinh tế - kỹ thuật mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế chính trị, và văn hoá - tư tưởng gay gắt. Hợp tác và đấu tranh là hai mặt có quan hệ hữu cơ, biện chứng không tách rời nhau trong toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế. Đảng và nhà nước xác định phương châm cơ bản là đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi, trong hợp tác, liên kết cần giữ vững nguyên tăc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt được mục tiêu. Đồng thời phải luôn cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế quốc tế để can thiệp, áp đặt về chính trị. * Sự tham gia của Việt Nam đối với phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá thể hiện rõ nét thông qua những hoạt động tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức và phong trào Quốc tế. - Phong trào không liên kết: Việt Nam đã đề xuất, đóng góp nhiều kinh nghiệm, sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ĐPT. Đấu tranh thúc đảy quan hệ để các nước phát triển dành nhiều ưu đãi, vốn cho các nước ĐPT trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cùng với các nước thành viên của phong trào tìm kiếm những phương thức hoạt động mới vì mục tiêu “ Không liên kết với đói nghèo, bất công, bạo lực mà liên kết với nhau để phát triển” - Tại Liên hợp quốc: Việt Nam được đánh giá cao trong việc hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu trong “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Triển khai thành công các chương trình hành động của LHQ về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, dân số......
Trả lời
Đảng và nhà nước ta quan niệm, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế luôn hàm chức hai mặt là vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, do đó tất cả các nước đều phải chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hợp tác, phân công lao động Quốc tế. Toàn cầu hoá không chỉ đơn thuần là quá trình kinh tế - kỹ thuật mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế chính trị, và văn hoá - tư tưởng gay gắt. Hợp tác và đấu tranh là hai mặt có quan hệ hữu cơ, biện chứng không tách rời nhau trong toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế. Đảng và nhà nước xác định phương châm cơ bản là đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi, trong hợp tác, liên kết cần giữ vững nguyên tăc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt được mục tiêu. Đồng thời phải luôn cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế quốc tế để can thiệp, áp đặt về chính trị. * Sự tham gia của Việt Nam đối với phong trào chống mặt trái toàn cầu hoá thể hiện rõ nét thông qua những hoạt động tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức và phong trào Quốc tế. - Phong trào không liên kết: Việt Nam đã đề xuất, đóng góp nhiều kinh nghiệm, sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ĐPT. Đấu tranh thúc đảy quan hệ để các nước phát triển dành nhiều ưu đãi, vốn cho các nước ĐPT trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cùng với các nước thành viên của phong trào tìm kiếm những phương thức hoạt động mới vì mục tiêu “ Không liên kết với đói nghèo, bất công, bạo lực mà liên kết với nhau để phát triển” - Tại Liên hợp quốc: Việt Nam được đánh giá cao trong việc hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu trong “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Triển khai thành công các chương trình hành động của LHQ về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, dân số......