Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Hãy liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
triết học
Sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã đặt cho mình một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt dộng theo nền kinh tế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lenin, tham khảo kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta.
Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986 trong đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Những cải cách này tạo một vai trò lớn hơn cho các lực lượng thị trường trong việc phối hợp hoạt động kinh tế giữa các nhỏ và tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta bắt đầu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình, thống nhất, độc lập và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên do chủ quan, nóng vội, kế hoạch kinh tế xã hội năm 1976-1980 đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm đổi mới các chính sách, kìm hãm sản xuất; đã quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với những thay đổi của vận động xã hội, bảo thủ, trì trệ, lạc quan thiếu cơ sở. Bên cạnh đó tình hình thế giới hết sức phức tạp đã tác động lớn đên sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy nền kinh tế đến khủng hoảng.
Chủ động nắm bắt và khái quát chủ trương, Đảng ra đã ban hành chỉ thị 100 năm 1981và Nghị quyết số 10 năm 1988 làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.
Mon Mon
Sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã đặt cho mình một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt dộng theo nền kinh tế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lenin, tham khảo kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta.
Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986 trong đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Những cải cách này tạo một vai trò lớn hơn cho các lực lượng thị trường trong việc phối hợp hoạt động kinh tế giữa các nhỏ và tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta bắt đầu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình, thống nhất, độc lập và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên do chủ quan, nóng vội, kế hoạch kinh tế xã hội năm 1976-1980 đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm đổi mới các chính sách, kìm hãm sản xuất; đã quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với những thay đổi của vận động xã hội, bảo thủ, trì trệ, lạc quan thiếu cơ sở. Bên cạnh đó tình hình thế giới hết sức phức tạp đã tác động lớn đên sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy nền kinh tế đến khủng hoảng.
Chủ động nắm bắt và khái quát chủ trương, Đảng ra đã ban hành chỉ thị 100 năm 1981và Nghị quyết số 10 năm 1988 làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.