Quan điểm của các nhà tư tưởng về tôn giáo thế kỷ 10-14
kiến thức chung
1. Khuông Việt (Ngô Chân Lưu)
Nguồn tư tưởng triết học, được thể hiện qua các câu truyện và tác phẩm của ông. Về Thủy chung của đạo học giữa thầy trò Khuông Việt và Đa Bảo: “Một hôm, đệ tử thân cận là Đa Bảo hỏi sư : Thế nào là thủy chung của đạo học? Sư đáp: Thủy chung không vật thảy hư không. Hiểu được chân như thể ắt đồng...”
Khi sắp cáo tịch, Thiền sư Ngô Chân Lưu, Khuông Việt Quốc sư có dạy sư Đa Bảo Kệ rằng:
Trong cây vốn có lửa
Có lửa, lửa mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do dân bùng?
Bài kệ mang một tinh thần triết học sâu sắc về giáo lý Duyên sinh của nhà Phật. Mặt khác, trong Phật học, “lửa” hay “ánh sáng” là nói về điểm đích cứu cánh của tu thiền, tức là giác ngộ, là trí tuệ, là Bát Nhã. Ý vị hơn nữa là ông đã đặt ra một nghi vấn khoa học như một sự trả lời về thiền học và lẽ sống chết! Như chúng ta đã biết, thiền học Phật giáo gắn liền giáo lý Duyên sinh, hiểu được lý duyên sinh tức hiểu Phật pháp. Nói cách khác, thuyết duyên sinh trình bày khoa học về sự thành hoại của mọi hiện tượng sự vật, chỉ rõ tự thể các pháp vốn không có định tính, nên các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã. Ngộ được điều này, người tu Phật phải có trí tuệ Bát Nhã mới nhận chân được các pháp, không còn mê chấp, bảo thủ; từ đó sinh tâm bình đẳng, tự do…Và như vậy, cái gì hay, điều gì lợi ích cho dân cho nước thì làm.
• Nhận xét chung về tư tưởng thời kì này:
- Góp phần ổn định tinh thần, tư tưởng trong nhân dân làm cho nhân dân an lành trong cuộc sống của buổi đầu thời tự chủ cuộc sống mà nhân dân đã từng mơ ước, đấu tranh từ thế hệ này sang thế hệ khác mới giành lại được. Bộ phận lãnh đạo dân tộc lúc đầu còn nhỏ yếu, cai trị, pháp luật còn đơn giản, còn nhiều thiếu thốn. Những khó khăn, trở ngại bước đầu trong quản lý nhân dân, tập hợp nhân dân, hướng dẫn nhân dân thì vai trò của các thiền sư, tăng đạo trụ trì tại các chùa trên khắp lãnh thổ Việt Nam là hết sức quan trọng, trở thành như một cánh tay đắc lực của nhà nước trong thời kỳ đầu thời tự chủ. Nhà nước phong kiến thời đầu tự chủ đã chính thức tiếp nhận Phật giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự và từ thời Lý trở đi Phật giáo được công nhận là Quốc giáo nhờ đó tầng lớp trí thức Phật giáo có điều kiện đưa những giáo lý của đạo Phật vào trong đời sống xã hội, hướng dẫn sống theo giáo lý nhà Phật từ bi bác ái, tu thân, tích đức, không làm điều ác, đề cao ân đức… đã góp phần ổn định tình hình xã hội, tạo cuộc sống an lành cho người dân, khác với cuộc sống loạn lạc của hàng ngàn năm bị phương Bắc đô hộ .
- Giới trí thức Phật tử trong buổi đầu dựng nước đã trực tiếp tham gia vào công việc quản lý nhà nước cùng với giới thống trị như tham gia công tác đối ngoại, tiếp đãi các sứ thần của Trung Quốc, Chiêm Thành, tham gia các công việc nội trị. Sử sách còn ghi lại khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý đã có sự vận động, ủng hộ của nhiều nhà sư trong đó có Sư Vạn Hạnh, sư Đa Bảo. Các công việc chính sự trong triều các sư đều tham dự quyết định.
2. Lý Thái Tổ
Xuất thân gắn liền với ngôi chùa. Nhờ sự ủng hộ của lực lượng của Phật giáo mà lên ngôi. Sau khi lên ngôi để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng của tầng lớp quý tộc cung đình cũng như dân chúng ngay sau khi dời đô về Đại La, Lý Thái Tổ cho xây dựng hàng loạt chùa chiền, đúc chuông, thỉnh kinh và độ Tăng xuất gia tu học theo Phật pháp.
Vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám cảnh chùa, đều lập bia ghi công đức. Trong thành Thăng Long, dựng chùa Hưng Thiên ngự tự, cung Thái Thanh và chùa Vạn Tuế; ở ngoài thành dựng chùa Thắng Nghiêm, chùa Thiên Vương, chùa Cẩm Y, chùa Long Hưng, chùa Thái Thọ, chùa Thiên Quang và chùa Thiên Đức, những đền chùa ở các làng mạc, có ngôi nào đổ nát, đều sai sửa chữa lại cả. Sau đó sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin thỉnh Tam Tạng kinh. Năm 1019, xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng, lập đàn giới ở chùa Vạn Thọ, sai các tăng đồ đến thụ giới. Phát vàng đúc chuông lớn để ở các chùa Hưng Thiên, Đại Giáo và Thắng Nghiêm. Cho xây chùa Chân Giáo ở trong thành để nhà vua tiện ngự đọc tụng kinh kệ. Và cho sao chép Đại Tạng Kinh làm nhiều bản để phổ biến cho dân chúng nghiên cứu, tu học.
• Đánh giá
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XI, ý thức hệ ấy chỉ có thể là Phật giáo. Và, cho dù là người nhờ thế lực Phật giáo mà nắm quyền, Lý Thái Tổ đã không "vô tư" phục vụ Phật giáo, mà căn bản là ông sử dụng tôn giáo này như một phương tiện để đáp ứng đòi hỏi bức thiết của tiến trình lịch sử: xây dựng và củng cố một nhà nước độc lập, một chế độ trung ương tập quyền vững mạnh.
Mặt khác để giữ vững chủ quyền một cách thực sự phải có nền văn hóa phù hợp với dân tộc Việt, khác với văn hóa phương Bắc. Lý Thái Tổ đã tìm thấy những nét tương đồng, phù hợp với nhau giữa tâm tư, tư tưởng người Việt và tư tưởng Phật giáo. Khuyến Phật thật sự là một chiến lược về văn hóa, tư tưởng để xây dựng một nền văn hóa dân tộc độc lập với văn hóa phương Bắc.
Như vậy thì việc ông hoằng dương Phật giáo không chỉ đơn giản là hành động của một ông vua sùng đạo nữa, mà đó là động thái của một nhà cai trị có tầm nhìn chiến lược: nhà nước trung ương tập quyền cần phải có một ý thức hệ thống nhất như là điều kiện cho sự thống nhất quốc gia, ý thức hệ ấy sẽ làm giảm ý nghĩa của các tín ngưỡng địa phương - là cái thường xuyên được/ bị các thế lực cát cứ lợi dụng.
3. Trần Nhân Tông
• Bản thể
- Là khởi nguyên cội nguồn là gốc, bản thể toàn vũ trụ.
- Coi tâm là khái niệm trung tâm, quan trong nhất là thể tính hoàn toàn tĩnh lặng, vừa bao la vô tận, không thể ràng buộc bằng ngôn ngữ tư tưởng được.
- Là chân như thực tướng, chân không, là lồng trong sạch, Phật, tính sáng, báu vật (hay báu vật bên trong con người)
- Không thiện không ác, không sinh không diệt, chẳng đi chẳng lại.
- Vượt lên mọi sự đối đãi thị phi
• Quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng
-Bản thể là ta, nhưng nay ta lại không phải là nó tức ta không phải bản thể mà bản thế huyễn hóa.
-Mối quan hệ giữa hữu và vô là mối quan hệ giữa thế giới bản chất và thế giới hiện tượng.
-Là kết quả tạo tác của dòng nhận thức nên vạn pháp đan bện vào nhau ...
- Không thừa nhận tính thật, bền vững bất biến của thế giới hiện tượng.
- Thế giới này là vô thường, là hư hư thực thực là giả tướng có tính huyễn ảo, sự xuất hiện là do vô minh.
- Diệt được vô minh thì những thiên sai vạn biệt, những dường mối biến mất.
• Quan niệm về tâm
- Tâm tĩnh lặng
- Là sự dứt bỏ, buông xả mọi quan niệm, ý tưởng.
• Quan niệm về nhận thức
- Muộn nhận thức được bản thể, chân thực hay chân như, tự tính đạt tới cái “tâm tĩnh lặng”, để giải thoát con người khỏi thế giới hiện tượng, giả tưởng ấy.
- Người học Phật, trước phải thấy tính.Thấy tính không phải nói về cái có thể nhìn thấy.
- Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy.
- Thấy tính rồi phải kiên trì tịnh giới.
- Từ chỗ giữ được giới, vững vàng không lay chuển, sau mới tu tập thiền định, thân, tâm cùng vứt bỏ.
-Để giác ngộ mình và giác ngộ người khác.
• Đạo đức nhân sinh
Đừng coi sinh tử là việc nhàn.
-Sinh tử là một lẽ thường nhiên.
-Phải rèn tính sáng, nén niềm vọng, dứt trừ nhân ngã, dứt hết tham sâu, xét thân tâm.
-Tập trung suy nghĩ để trải qua những biến đổi đạo đức theo chiều hướng thiện.
-Thực hiện giải thoát ngay khi còn sống.
Đánh giá
- Trần Nhân Tông không chỉ là bậc Hoàng đế anh minh lỗi lạc, là một nhà sư đạt quả vị Phật mà còn là một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc. Trong con người và sự nghiệp của Ngài, chúng ta thấy tư tưởng “Cư trần lạc đạo” Đời và Đạo không phân chia, lấy Đạo hướng dẫn con người, và lấy việc làm thực tiễn chân chính ở Đời cũng để phục vụ con người.
- Trong những thành tố xây dựng nên nền văn hóa Đại Việt lúc đó không thể không nhắc đến vị trí và vai trò của đạo Phật, một đạo Phật chủ trương hài hòa xã hội, hài hòa tư tưởng, lấy thực tiễn vì lợi ích của người dân làm thước đo cho mọi chính sách và hành động của con người, nhưng cũng là tiêu chuẩn thành tựu cho con người tu tập trên con đường giác ngộ hoàn toàn. Đó chính là đạo Phật Việt Nam do vua Trần Nhân Tông chủ trương. Sức mạnh tinh thần của nhân dân Đại Việt nằm ở sự hòa hợp vua tôi - cha con - vợ chồng, cũng tức là sự hòa hợp ở cấp độ gia đình, cộng đồng và quốc gia.
Nội dung liên quan
Phan Đăng Khoa