Quan điểm của bạn về án tử hình?
quan điểm
,án tử hình
,xã hội
,luật pháp
Ok, mình sẽ trả lời câu hỏi của mình ;v
Đối với nhiều người, các câu hỏi về tính "chính đáng" của án tử hình thường được bàn luận theo hướng "đạo đức". Việc tử hình là đúng hay sai, những người bị vô số đó có đáng bị "đối xử" như vậy không.
Khi nói tới mạng sống con người, thì dễ bị "tràn" cảm xúc bức xúc và tiêu cực. Theo mình thấy, đa số mọi người ở Việt Nam ủng hộ án tử hình. Rằng khi người đó đã bị vô "sổ đen" thì đã phạm tội quá lớn, quá tàn nhẫn, quá vô tâm, và không thể tha thứ.
Nhưng cũng nhiều ngươi cho rằng mạng sống của con người là một thứ quá quý giá và không nên bị "cướp đi" như vậy.
Nhưng theo mình thì muốn "chuyển hướng" cách mà chúng ta đàng bàn về chuyện này. Từ đạo đức thành chính trị.
"Liệu một nền chính phủ nên có quyền kết liểu mạng sống của một con người?"
Tất nhiên, cách bạn trả lời câu hỏi này phụ thuộc hoàn toàn vào mức "tin" của bạn vào hệ thống và cơ quan tư pháp. Mình cũng không có một ý kiến tuyệt đối với câu này.
Bản án tử hình là một hình thức tước bỏ quyền sống của một cá nhân bị kết án. Có hai đặc điểm chính cho bản án này:
1) Phòng ngừa tái phạm hoàn toàn.
2) Một khi ban thì không thể quay lại.
Nguồn ảnh:
Và chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Mình cũng không có ý kiến quá chủ quan về việc này nên cũng không có gì nói thêm. Nhưng theo mình nếu cơ quan tư pháp quyết định xử án tử hình, thì nên cực kỳ cẩn trọng trong quyết định.
SaPama
Ok, mình sẽ trả lời câu hỏi của mình ;v
Đối với nhiều người, các câu hỏi về tính "chính đáng" của án tử hình thường được bàn luận theo hướng "đạo đức". Việc tử hình là đúng hay sai, những người bị vô số đó có đáng bị "đối xử" như vậy không.
Khi nói tới mạng sống con người, thì dễ bị "tràn" cảm xúc bức xúc và tiêu cực. Theo mình thấy, đa số mọi người ở Việt Nam ủng hộ án tử hình. Rằng khi người đó đã bị vô "sổ đen" thì đã phạm tội quá lớn, quá tàn nhẫn, quá vô tâm, và không thể tha thứ.
Nhưng cũng nhiều ngươi cho rằng mạng sống của con người là một thứ quá quý giá và không nên bị "cướp đi" như vậy.
Nhưng theo mình thì muốn "chuyển hướng" cách mà chúng ta đàng bàn về chuyện này. Từ đạo đức thành chính trị.
"Liệu một nền chính phủ nên có quyền kết liểu mạng sống của một con người?"
Tất nhiên, cách bạn trả lời câu hỏi này phụ thuộc hoàn toàn vào mức "tin" của bạn vào hệ thống và cơ quan tư pháp. Mình cũng không có một ý kiến tuyệt đối với câu này.
Bản án tử hình là một hình thức tước bỏ quyền sống của một cá nhân bị kết án. Có hai đặc điểm chính cho bản án này:
1) Phòng ngừa tái phạm hoàn toàn.
2) Một khi ban thì không thể quay lại.
Nguồn ảnh:
Và chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Mình cũng không có ý kiến quá chủ quan về việc này nên cũng không có gì nói thêm. Nhưng theo mình nếu cơ quan tư pháp quyết định xử án tử hình, thì nên cực kỳ cẩn trọng trong quyết định.
Tiên Tích Tầm Long
Án tử là người định ra cho người. Nhưng con người vẫn có thể lầm lẫn khi đánh giá công tội của nhau. Mình theo quan điểm là hạn chế tối đa việc thi hành án tử nhưng nên giữ lại để áp dụng với những trường hợp đặc biệt nguy hiểm (như sát nhân hàng loạt chẳng hạn) để mang tính răn đe.
huong thuy huynh
Đạt được mức án tử là cạn lời r. Nhiều khi xử chết tội phạm cũng không bù đắp tinh thần,sức khỏe cho nạn nhân và người nhà nạn nhân. Pháp luật VN còn nhẹ lắm có nhiều vụ xử ko công bằng .
Dung Bui Phuonh
Cần có hình phạt răn đe để khi thực hiện tội ác kẻ thủ phạm không táng tận lương tâm.
Nhưng bạn nghĩ xem, nếu không tử hình sẽ là chung thân, chung thân nhiều quá thì tiền đâu nuôi hết được bọn đấy? Dăm bữa nửa tháng trốn ngục thì sao?
Tinyant
Theo mình, không ai có quyền tước đoạt sinh mệnh của bất cứ ai. Chính thâm tâm sẽ là thẩm phán cho tội ác của họ.
Người ẩn danh
Các bạn nói về nhân quyền các kiểu thì tôi nói về việc đồng giá trao đổi. Tôi luôn thấy đồng ý câu "giết người đền mạng", đương nhiên là cũng phải xét tình huống sự việc, nhưng luật pháp vn càng ngày càng khiến tôi thất vọng. Trước đó tôi còn nghĩ là luật pháp nước ngoài sẽ khác nhưng sau khi xem trang báo vnexpress mục pháp luật, hồ sơ phá án thì tôi chỉ còn lại tuyệt vọng. Việc khiến tôi thất vọng hơn là luật pháp vn đôi khi còn "nhân đạo" hơn luật pháp mỹ, trong vụ youtuber giết cha mẹ và anh trai, bên mỹ đã phán ở tù chung thân không ân xá, còn ở vn thì tôi chưa thấy có cái đó bao giờ. Khi sống ở đất nước bao dung và "nhân đạo" với tội phạm như thế này thì quan điểm của tôi là cố giàu để qua các nước khác, ít nhất tôi có thể thuê lính đánh thuê hoặc treo thưởng bằng tiền kẻ giết tôi thay vì ở vn mà chết oan uổng.
Aci Home
Theo tôi, án tử hình chẳng giải quyết được vấn đề gì mà làm ngân sách Quốc Gia cực tốn kém. Mỗi liều thuốc từ 200-300tr bằng làm 1-2 phòng học kiên cố cho trẻ vùng cao rồi.
Với tù nhân mang án tử có thể đổi thành Chung thân suốt đời không ân xá. Đấy là cái án còn nặng hơn cả tử hình mà vẫn tạo ra giá trị lao động. Như vậy người tù sẽ phải lao động cả đời để trả giá cho tôi ác mình làm.
Ghost Wolf
Án tử hình là cần thiết, có nhiều tội rất nặng nên có hình phạt nặng tương đương để đủ sức răn đe. Ngoài ra, với một số cá nhân thì đi tù so với ở ngoài chỉ là ít đi 1 tí tự do đi lại thôi, chứ vẫn sống phây phây, án tù dù có cao mấy thì với thành phần đấy cũng ko có nhiều ý nghĩa lắm.
Kha Nguyen
Theo thời gian, tôi nghĩ án tử hình sẽ bị bãi bỏ... Hình án ác độc nhất lúc đó thuộc về nhóm tù chung thân có ân xá.
Cứ tưởng tượng một người bị án chung thân, ở trong tù từ năm 25 tuổi, 40 năm sau được ân xá là 65 tuổi. Bước ra khỏi tù, được "tự do" nhưng ai cũng sợ, bị cô lập, không có tiền trợ cấp thất nghiệp, thậm chí còn phải làm nhiều việc lặt vặt chỉ để trả tiền thuê nhà. Vợ con không có, lại già yếu và đau bệnh. Và xã hội ngày nay lại phát triển vượt bậc, chỉ 5-10 năm đã khác nhau rất nhiều, khác đến 40 năm thì người ta chẳng ai thích nghi được nữa. Trong khi thành tố quan trọng trong cuộc sống của loài người là tính tích hợp vào xã hội. Người được "ân xá" cứ như là người đã bị kết án tử, nhưng là tự họ sẽ tự kết án tử cho chính mình...
Lật lại nguyên nhân sâu xa của án tử hình, đây là án rất cổ xưa, nhằm mục đích loại bỏ một người ra khỏi xã hội một cách triệt để. Nếu có một hình thức "loại bỏ khỏi xã hội" nhưng hình thức có vẻ "nhân đạo" hơn thì tôi nghĩ sẽ là một định hướng chấp nhận được trong tương lai.
Còn hiện nay? Ở VN? Tôi nghĩ cũng nên cân nhắc giảm lại án tử hình và hướng đến loại bỏ án tử. Có thể bắt đầu bằng những vụ án giết người hàng loạt và vô nhân tính. Những vụ như Hồ Duy Hải có thể xem xét giảm xuống án chung thân...
Solitary