[Quan điểm của bạn] Vào năm 2051, phụ nữ sẽ không cần phải mang thai để sinh con nữa?

  1. Khoa học

Năm 1923, John Haldane, nhà sinh lý + di truyền học người Anh đã từng đưa ra tiên đoán trong một tiểu luận Daedalus của mình rằng vào năm 2051, công nghệ tử cung nhân tạo sẽ phát triển thành công.

Năm 2017, thử nghiệm sinh sản bằng túi dịch EVE dành cho cừu đã đạt được thành công. Đây là một bước của nhân loại đến với tương lai giả định của John Haldane. Bởi thế nhiều nhà nghiên cứu cũng nhất trí với con số 2051 - thời kì bùng nổ của những 'người nhân tạo'.

Phát minh nào cũng có mặt tối của nó. Một mặt, nó giúp giải thoát người phụ nữ khỏi quá trình 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Mặt khác, nó tạo ra một rủi ro lớn về việc quá tải dân số - khi việc sinh con trở nên quá dễ dàng và tiện lợi, tất nhiên nhiều người sẽ muốn...đẻ hơn, cũng như việc làm mất đi tình mẫu tử thiêng liêng. Vì cái kết nối tạo ra trong quá trình mẹ mang thai con mình không còn nữa.

Các bạn có thể tham gia chia sẻ quan điểm của mình không?

undefined
Từ khóa: 

túi dịch eve

,

mang thai ngoài tử cung

,

sinh con

,

mang thai

,

khoa học

Mặc dù chưa mang thai, chưa thấu hiểu được sự vất vả của các chị/các mẹ khi mang thai nhưng em thấy rằng về mặt tình cảm, việc đùng cái có một đứa con sẽ có cảm giác không gắn kết bằng việc 9 tháng mang thai đứa bé.

9 tháng đó như kiểu là một bước làm quen giữa đứa bé với bố mẹ và thế giới bên ngoài ý. Em tin là Đứa bé trong 9 tháng này sẽ có thể cảm nhận được tình yêu của bố mẹ rồi khi ra đời nó sẽ cảm thấy thân thuộc hơn với những người đã luôn bên mình như vậy. Mẹ em  thi thoảng vẫn có kể kiểu Ngày xưa mang thai con mẹ vất vả, phải ăn này ăn kia ra sao.. khiến em cũng cảm thấy được là sinh ra mình chẳng hề dễ dàng gì. Vậy mới nói, mang thai vất vả nhưng thật sự rất đáng ấy chứ.

Còn một cái em thấy không biết có đúng không, đó là người ta sẽ có một độ tuổi kiểu "muốn được làm mẹ" nên em thấy việc phải đợi tới 50 tuổi để có con thì chắc em héo úa quá =))) 

Trả lời

Mặc dù chưa mang thai, chưa thấu hiểu được sự vất vả của các chị/các mẹ khi mang thai nhưng em thấy rằng về mặt tình cảm, việc đùng cái có một đứa con sẽ có cảm giác không gắn kết bằng việc 9 tháng mang thai đứa bé.

9 tháng đó như kiểu là một bước làm quen giữa đứa bé với bố mẹ và thế giới bên ngoài ý. Em tin là Đứa bé trong 9 tháng này sẽ có thể cảm nhận được tình yêu của bố mẹ rồi khi ra đời nó sẽ cảm thấy thân thuộc hơn với những người đã luôn bên mình như vậy. Mẹ em  thi thoảng vẫn có kể kiểu Ngày xưa mang thai con mẹ vất vả, phải ăn này ăn kia ra sao.. khiến em cũng cảm thấy được là sinh ra mình chẳng hề dễ dàng gì. Vậy mới nói, mang thai vất vả nhưng thật sự rất đáng ấy chứ.

Còn một cái em thấy không biết có đúng không, đó là người ta sẽ có một độ tuổi kiểu "muốn được làm mẹ" nên em thấy việc phải đợi tới 50 tuổi để có con thì chắc em héo úa quá =))) 

Mình đồng ý với các rủi ro chủ thớt đề cập. Nếu việc sinh con đẻ cái trở nên quá tiện lợi như vậy thì dân số thế giới sẽ càng quá tải. Đẻ bằng túi dịch thì có lẽ cha mẹ cũng có thể chỉnh sửa gene cho "con" mình theo ý muốn. Mình nhớ là việc này thực chất cũng đã và đang diễn ra rồi. Vậy trong tương lai con người đâu khác gì robot hay các chú gà công nghiệp. Với mình đó là một tương lai không đáng mong đợi.

Có mang thai bạn mới hiểu được mối liên kết giữa con cái và cha mẹ thông qua quá trình mang thai.

Nếu bạn mang bầu, hormone mang tên “người mẹ” đang hình thành sự kết nối mạnh mẽ giữa bạn và người con. Những cú đá trong thai kỳ giúp bộ não sẽ sản xuất càng nhiều Oxytocin - một loại hormone “đánh thức” bản năng làm mẹ với sự ấp ủ, vuốt ve, che chở cho con. Với những loài không sản xuất Oxytocin, chúng sẽ không quan tâm tới con cái và thay đổi bạn tình theo mùa.

Oxytocin còn được gọi là hormone của tình yêu và hạnh phúc, khi mang thai, cơ thể người mẹ bắt đầu sản xuất Oxytocin điều này có nghĩa là tình yêu đã bắt đầu chảy trong huyết quản của người mẹ. Em bé cũng phát triển mối liên kết này với người mẹ. Nhịp tim của mẹ là một sự dỗ dành, hương vị trong đồ ăn của mẹ ảnh hưởng đến nước ối bao quanh con, và trái tim con sẽ đập nhanh hơn khi nghe tiếng mẹ. Giọng nói của mẹ từ giờ trở đi chính là nhân tố đem lại cho bé sự hứng khởi và cảm giác thoải mái, an toàn.

Nhưng Oxytocin không phải là chất xúc tác tình yêu duy nhất. Dopamine, chất xúc tác chính tạo nên sự hưng phấn trong não bộ, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết nối sớm cho mẹ và bé. Khi bạn ôm, nựng hoặc chăm sóc cho con, cả hai đều nhận được một lượng lớn “chất xúc tác hạnh phúc” này. Trong khi đang tận hưởng niềm vui có con, dopamine sẽ giúp bé gắn bó với cha mẹ về mặt cảm xúc.

Rất nhiều bạn bè của mình đã chia sẻ, họ đã thay đổi rất nhiều từ khi có con, hay thậm chí từ giây phút họ biết tin mình mang bầu. Nó là cảm giác không thể dùng ngôn từ để diễn tả và tình mẫu tử thiêng liêng công nghệ không thể thay đổi được.

https://cdn.noron.vn/2022/02/23/17823523484368-1645589937.jpg

Điều này là sự chống đối lại với quy luật của đại tự nhiên, con người nếu áp dụng và phổ biến sẽ dần thoái hóa giống nòi và tách mình ra khỏi khả năng liên kết với đại tự nhiên và dần dần bị tiêu diệt

Người tương lai sẽ:
  • Vất vả hơn người hiện đại rất nhiều do áp lực cạnh tranh cao, phải làm việc, chạy đua với máy móc nhiều hơn.
  • Hướng tới sự tự do cao hơn, mong muốn sống cho bản thân nhiều hơn.

Do đó việc áp dụng công nghệ tử cung nhân tạo là hợp lý với xu thế. Người ta vẫn bảo, công sinh thành không bằng công dưỡng dục. Thế nên dù đứa con được tạo ra không thông qua quá trình mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày (vốn không tốt cho sức khoẻ người mẹ) thì tình cảm và liên kết vẫn sẽ giữa mẹ và bé vẫn ít ảnh hưởng.

Tôi 0 quan tâm nếu nó là khoa học, về vấn đề gì tôi cũng 0 quan tâm nếu nó là khoa học!

Thế hệ của chúng ta vào thời điểm đó có lẽ đều đã ngoài 50 tuổi. Nhưng với công nghệ này, các bà mẹ quá tuổi sinh con vẫn hoàn toàn có thể...có con. Các bạn nghĩ gì về việc sử dụng công nghệ sinh con này?

Kể mà công nghệ này tới sớm, cỡ 2030 thì chắc mình cũng cố đợi