Quan điểm của bạn như thế nào về đề xuất thay đổi/ cải cách chữ viết của TS Bùi Hiền?
PGS-TS Bùi Hiền (Nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) cho biết: “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra, đó là hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”, tác giả Bùi Hiền chia sẻ.
Từ đó, PGS Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
PGS-TS Bùi Hiền cho biết: “Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”.
Bù lại, theo PGS Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả), giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính
Một ví dụ của việc thay đổi:
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.
1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.
3. Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.
giáo dục
Bản thân tôi thích những cái mới nhưng nó không phải ngáo như thế này. Thứ 1, chữ quá nhảm nhí, ví dụ: Canxi là Ca, Cacbon là C, Kali là K , Photpho là P đây là theo quy định chuẩn viết của quốc tế, rồi bây giờ thay đổi như nào cho phù hợp :)) Kanxi là Ka, Kakbon là K, Cali là C, FhotFo là F hoặc là mấy chất như CdSe, rồi đổi sao, KdSe, ví dụ như chữ tiếng anh là Methoxyl, rồi giờ sửa sao, MeWoxyl, Crom (Cr) đổi thành Kzom (Kz) :)) cái này quy định quốc tế của người ta, giờ mình đổi xong rồi sau này con cháu mình đi du học viết vậy bị cười thì sao đây -> thấy nó vô lý không, đem cái này ra thế giới nó cười vô mặt vì sai chính tả, đội quần cũng không hết nhục. Thứ 2, chữ quá rườm ra, chữ hiện tại nhìn còn đỡ rườm ra hơn cái thứ phía trên :)) ít nhất còn phân biệt được chữ nghĩa ra sao, chữ này với chữ kia, có dấu lại càng dễ phân biệt cái nghĩa của từng chữ, phân biệt giữa tiếng việt và tiếng anh nó dễ dàng, thậm chí, tôi vừa viết tiếng việt lẫn tiếng anh.
Tôi không quan tâm đến việc nghiên cứu 20 năm hay 50 năm, thay đổi không phải lúc nào cũng tốt, đổi ngáo quá thì đừng đổi làm gì , mắc công bị chửi thì đừng hỏi, tôi tôn trọng người nghiên cứu nhưng công trình ngáo thì đừng mong điều đó xảy ra
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Bản thân tôi thích những cái mới nhưng nó không phải ngáo như thế này. Thứ 1, chữ quá nhảm nhí, ví dụ: Canxi là Ca, Cacbon là C, Kali là K , Photpho là P đây là theo quy định chuẩn viết của quốc tế, rồi bây giờ thay đổi như nào cho phù hợp :)) Kanxi là Ka, Kakbon là K, Cali là C, FhotFo là F hoặc là mấy chất như CdSe, rồi đổi sao, KdSe, ví dụ như chữ tiếng anh là Methoxyl, rồi giờ sửa sao, MeWoxyl, Crom (Cr) đổi thành Kzom (Kz) :)) cái này quy định quốc tế của người ta, giờ mình đổi xong rồi sau này con cháu mình đi du học viết vậy bị cười thì sao đây -> thấy nó vô lý không, đem cái này ra thế giới nó cười vô mặt vì sai chính tả, đội quần cũng không hết nhục. Thứ 2, chữ quá rườm ra, chữ hiện tại nhìn còn đỡ rườm ra hơn cái thứ phía trên :)) ít nhất còn phân biệt được chữ nghĩa ra sao, chữ này với chữ kia, có dấu lại càng dễ phân biệt cái nghĩa của từng chữ, phân biệt giữa tiếng việt và tiếng anh nó dễ dàng, thậm chí, tôi vừa viết tiếng việt lẫn tiếng anh.
Tôi không quan tâm đến việc nghiên cứu 20 năm hay 50 năm, thay đổi không phải lúc nào cũng tốt, đổi ngáo quá thì đừng đổi làm gì , mắc công bị chửi thì đừng hỏi, tôi tôn trọng người nghiên cứu nhưng công trình ngáo thì đừng mong điều đó xảy ra
Nguyễn Duy Thiên
Xin hỏi những "nhà ngôn ngữ" đồng ý với bác Hiền là những ai? Mình thấy đề xuất cải cách này chẳng hợp lý chút nào. Tuy mình không chuyên ngôn ngữ học nhưng mình chuyên tiếng Latinh và dĩ nhiên là có nghiên cứu về bảng chữ cái Latinh.
Dùng bảng chữ cái Latinh thì có biến đổi các quy ước ký âm cũng vừa vừa thôi, chứ ai lại lấy W cho TH hay Q cho NG một cách ngẫu nhiên vậy được?! Một quy tắc chung khi dùng bất kì bảng chữ cái nào và tạo ra biến thể là, nếu không có lý do nào thuyết phục chính đáng, thì không có cơ sở nào để đảo loạn các quy tắc ký âm của bảng chữ cái đó cả. Thực tế là các nhà ngôn ngữ cũng áp dụng quy tắc chung này ngược lại về thời gian khi nghiên cứu cổ ngữ. Ví dụ ta biết được tiếng Rasna được phát âm như thế nào dù nó là tử ngữ từ hàng ngàn năm rồi.
Ngoài ra, luận điểm của bác Hiền khi là cải cách đó mang tính thống nhất khi bác ấy dùng phương ngữ của mình thôi. Ví dụ người miền Nam sẽ thấy rất vô lý khi CH và TR thành C. Chưa kể xét về gốc từ thì các chữ có CH và TR là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ TR thường là từ TL, có thể là BL: tlên blời = trên trời. Còn CH thì luôn là CH. Nhân tiện nói về chữ C thật ra là bắt nguồn từ chữ Γ γ (γάμμα), thông qua cách người Rasna ký âm mà người La Mã lấy nó để viết âm [k], và cả [g], cho đến khi họ chế ra chữ G từ C. Và C chỉ được dùng để ký âm xì (silabants) trong các ngôn ngữ Latinh thông tục (Các ngôn ngữ Rôman hiện nay) khi nó đứng trước các nguyên âm trước cao (high front vowels), đơn giản bởi khoảng trống giữa lưỡi và vòm trên của miệng có xu hướng ở trước (front), kéo đến làm phụ âm [k] có xu hướng ngạc âm hóa (palatalization). Tóm lại, dùng C để viết CH và TR là vô lý!
Ngôn ngữ luôn thay đổi. Nếu ta cứ cải cách bảng chữ cái dựa trên 1 chuẩn phương ngữ nào đó vào khoảng thời gian nào đó, thì ta cứ phải đổi riết nhé. Chính tả của tiếng Anh còn loạn gấp bội lần tiếng Việt, và nó vẫn còn giữ quá nhiều nét của chính tả tiếng Anh trung đại khi nó ký âm cho tiếng Anh thời đó, người ta đâu hú hét đòi cải cách cho chính tả gần hơn với phát âm hiện đại tiếng Anh đâu (mà của chuẩn nào? Mỹ à? địa phương nào? Texas à? Những câu hỏi này tu từ thôi! Ý mình là chẳng nên làm vậy!).
Tùng Hoàng
Đề xuất thì cũng hay, do dân chúng không muốn đổi nên chửi quá trời thôi.
Nghiên cứu và ứng dụng được vào thực tế là quá trình dài mà. Lúc đầu thấy chữ mới cũng kỳ, nhưng nghĩ lại thì thấy nội dung là cái quan trọng nhất, viết thế nào chẳng được, miễn sao đọc được thôi (đa số không đọc được và không muốn đọc nên chửi quá thui)
Có cái là ông kia mới đưa ra cách thay đổi cách viết chứ chưa đưa ra những cách thay đổi khác ví dụ như:
Tôi là tôi tôn trọng công sức 20 năm nghiên cứu của ông này, nhưng nói từ đầu tới cuối thì tôi cũng không ủng hộ việc thay đổi này =)) Khi nào nghiên cứu của ông ấy tiết kiệm được 20% tất cả chi phí (mà ông ấy đưa ra là giảm 8% chi phí từ giấy tới thời gian) thì tính tiếp :3
Rukahn
nhảm nhí, thừa thãi, không cần thiết, phế phẩm
Vô Tâm
Hường Hoàng
Hợp lý, bản chất của việc thay đổi này nó là cuộc cách mạng tương đối lớn về ko chỉ chữ viết mà còn văn hóa, thói quen ... nhiều thứ đi cùng. Có mong muốn thay đổi là tốt, nhưng làm kiểu nửa mùa lại giống mấy kiểu cải cách giáo dục ấy ^_^