[Quan điểm của bạn] Người nước ngoài tới Việt Nam sống làm việc ngày càng nhiều, người Việt thì tìm cách di cư bất hợp pháp?

  1. Tin Tức

Mình hiểu mọi sự so sánh đều là khập khiễng , nhưng có vài thực trạng như thế này:
  • Tỷ lệ người nước ngoài, đặc biệt làn sóng người Hàn Quốc tới sinh sống o Việt Nam những năm gần đây ngày càng tăng.
  • Người Việt Nam xuất khẩu lao động Hàn Quốc, nhập cư bất hợp pháp ở HQ và các nước khác vẫn không giảm, vẫn tăng 
Từ thực trạng này chúng ta thấy nó phản ánh những vấn đề gì của xã hội chúng ta ? 
Từ khóa: 

di cư

,

tin tức

Trước đây, theo mình biết là khi nói đến cuộc di cư 1954- 1955 người ta thường nói đến "cuộc bỏ phiếu bằng chân" (human vote with their feet), tức là khi không đồng tình với 1 tổ chức hay chính thể nào đó, người ta sẽ rời bỏ, di cư khỏi đó. Thậm chí là sau năm 1975, câu nói nổi tiếng nhất ở miền Nam chính là 2 câu:
- Người Việt bỏ phiếu bằng chân,
- Nếu được tự do, ngay cả cột đèn cũng bỏ nước ra đi.
Đó chính là lý do mà phong trào vượt biên sau năm 1975 thực sự là một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một cuộc trưng cầu dân ý khởi phát và được tiến hành bởi dân chúng. Vì khi bỏ phiếu bằng chân, tức người ta có thể tự quyết định cho mình hướng đi, dù cho phải vượt qua trùng trùng nguy hiểm, kể cả nguy cơ mất mạng, họ cũng cam lòng. Chỉ cần tìm được tự do.
Quay trở về với câu hỏi, mình nghĩ về 1 phần nào đó, ý nghĩa nó cũng tương tự như vậy. Kiểu người ta không hài lòng và không muốn sinh sống ở một nơi nào đó, họ đã chọn di cư.
Trong cuốn sách 21 bài học cho thế kỷ 21 mà mình đang đọc cũng có đề cập đến ví dụ một ý rất nhỏ về vấn đề này, mà mình thấy cũng có phần giống giống, rằng: "Cứ mỗi thanh niên theo đạo Hồi đi từ Đức đến Trung Đông để sống dưới 1 nền chính trị thần quyền Hồi giáo, lại có hàng trăm thanh niên Trung Đông muốn hành trình ngược lại và bắt đầu 1 cuộc sống mới cho chính họ ở nước Đức tự do." Một kiểu ở trong thì muốn bước ra, còn ở ngoài thì muốn bước vào vậy đó :D
Trả lời
Trước đây, theo mình biết là khi nói đến cuộc di cư 1954- 1955 người ta thường nói đến "cuộc bỏ phiếu bằng chân" (human vote with their feet), tức là khi không đồng tình với 1 tổ chức hay chính thể nào đó, người ta sẽ rời bỏ, di cư khỏi đó. Thậm chí là sau năm 1975, câu nói nổi tiếng nhất ở miền Nam chính là 2 câu:
- Người Việt bỏ phiếu bằng chân,
- Nếu được tự do, ngay cả cột đèn cũng bỏ nước ra đi.
Đó chính là lý do mà phong trào vượt biên sau năm 1975 thực sự là một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một cuộc trưng cầu dân ý khởi phát và được tiến hành bởi dân chúng. Vì khi bỏ phiếu bằng chân, tức người ta có thể tự quyết định cho mình hướng đi, dù cho phải vượt qua trùng trùng nguy hiểm, kể cả nguy cơ mất mạng, họ cũng cam lòng. Chỉ cần tìm được tự do.
Quay trở về với câu hỏi, mình nghĩ về 1 phần nào đó, ý nghĩa nó cũng tương tự như vậy. Kiểu người ta không hài lòng và không muốn sinh sống ở một nơi nào đó, họ đã chọn di cư.
Trong cuốn sách 21 bài học cho thế kỷ 21 mà mình đang đọc cũng có đề cập đến ví dụ một ý rất nhỏ về vấn đề này, mà mình thấy cũng có phần giống giống, rằng: "Cứ mỗi thanh niên theo đạo Hồi đi từ Đức đến Trung Đông để sống dưới 1 nền chính trị thần quyền Hồi giáo, lại có hàng trăm thanh niên Trung Đông muốn hành trình ngược lại và bắt đầu 1 cuộc sống mới cho chính họ ở nước Đức tự do." Một kiểu ở trong thì muốn bước ra, còn ở ngoài thì muốn bước vào vậy đó :D

Mình từng tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Có 2 dạng:

+ Đang có công việc ở nước của họ. Được công ty cử qua VN công tác. Dạng này lương cao ngất ngưỡng, hơn cả giám đốc người Việt trong cùng công ty. Được cty thuê cho chỗ ở và xe đưa đón....

+ Dạng thứ 2 là ở chính nước họ, họ thất nghiệp hoặc thu nhập đủ chi trả mức sống cơ bản, không có dư dã. Sang VN, được trọng dụng, lương khá, nhưng mức sống ở VN giúp họ tiêu xài thoải mái và du lịch khắp nơi.

Mình từng hỏi những người di cư sang nước ngoài, cũng có 2 dạng:

+ Đa phần họ ở VN có thu nhập thấp hoặc không có việc làm tốt. Họ nói sang nước ngoài dù cho lao động đầu tắt mặt tối, làm đủ thứ việc nhưng có thể dư khi họ cố gắng sống tiết kiệm, và gửi về cho gia đình của họ ở VN.

+ Nhà quá giàu, cảm thấy muốn cho con cái có cuộc sống tốt hơn, họ sẵn sàng bỏ hết công ăn việc làm đang ngon lành, sang nước ngoài làm lao động thường dân.

T nghĩ cốt yếu là do sự khác biệt của 2 đối tượng di cư. Những người Hàn mang cả gia đình qua VN sinh sống thường là người có công việc thu nhập khá trở lên, cảm thấy với thu nhập đó và chi phí sống thấp thì ở VN sẽ dễ thở hơn HQ. Ở chiều ngược lại, dân Việt Nam vượt biên qua nước ngoài thu nhập quá thấp và phần nào do không hài lòng với mức sống đó. 
Nơi mình sống có rất nhiều người từ nước ngoài sang đây sống và làm việc. Và điểm chung họ đều có công việc với mức thu nhập rất cao, chí ít là với địa phương. Không chỉ vậy họ lại còn rất được trọng vọng. Đến nỗi mà có nhiều chủ người Việt chỉ làm việc với các salesman người nước ngoài chứ ko làm với ng Việt là đủ hiểu (mặc dù xog rồi ng nước ngoài cũng giao lại cho ng Việt).
Nhưng những người đó chỉ sang Việt Nam để làm việc mà thôi, họ vẫn giữ Quốc tịch của mình và ko có tý ý tưởng nào là sẽ trở thành "đồng bào" của chúng ta.
Vậy là đủ hiểu, họ đến vì thu nhập, mức sống, và cả việc "Thằng chột làm vua xứ mù" vậy, nên họ đến, nếu cần họ có thể trở về cố quốc mà ko có bất cứ ràng buộc, nguy hiểm nào.
Còn người Việt đi ra nước ngoài đa phần họ đều là những ng nghèo khổ, thu nhập thấp, danh vọng thấp, lý lịch kém. Ở lại VN chỉ có ngõ cụt, chẳng thấy đc tương lai đâu. Vậy thì phải đi ra để thay đổi tương lai. Nói ko phải chứ mình nghĩ họ cũng giống như các cầu thủ da màu từ Phi Châu sang. Nếu họ giỏi, quốc gia họ giàu có họ đã chẳng đến Việt Nam. Ngay như Tristian Do còn chẳng thèm đá cho Việt Nam cơ mà (tất nhiên, có lẽ trừ Lâm tây, đời thì cũng có ng này, người kia).
Vì vậy, 2 luồng di cư đến và đi. Đến chỉ đến vì có thể "kiếm" được ở nơi đây khi mà ở cố quốc thì ko chắc là có thể. Và đi vì ở lại ko thể "kiếm" đc gì. 2 luồng này khác nhau thậm chí trái ngược nhau nên chúng sẽ chẳng ảnh hưởng đến nhau, hoặc giả nếu có thì chiều đến sẽ chỉ làm tăng lên thêm chiều đi mà thôi.
Còn vấn đề của nước ta, có lẽ có quá nhiều, để 1 người có thể rời bỏ tổ quốc thì ko phải là chuyện đơn giản.