Quá trình phát triển nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi sinh sinh viên?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

*Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên. Sinh viên là tầng lớp trí thức của xã hội, vì thế đặc điểm tâm lý của tầng lớp này khá khác biệt so với những tầng lớp khác. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên rất đa dạng và phong phú. Với sự phát triển ổn định về mặt thể chất đã tác động một phần vào thời kì phát tiển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và tính cách. *Sự phát triển nhận thức của sinh viên. Bản chất hoạt động nhận thức của những người sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia nhất về các lĩnh vực nhất định. Hoạt động của họ một mặt phải kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời sự. Nhận thức của sinh viên đã có sự thay đổi về chất so với khi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên ở bậc THPT, sinh viên đã dần thích nghi được môi trường học tập, sinh hoạt mới và đã dần tự ý thức được bản thân mình cần làm gì, hơn thế ở các sinh viên đặc biệt là ở các sinh viên từ năm hai trở lên, họ đã định hướng và xây dựng được cho bản thân mình một kịch bản đường đời riêng. Họ bắt đầu kì vọng về bản thân và cả tương lai gần của mình đến tương lai sau này khi tốt nghiệp ra trường. Từ đó vạch ra những kế hoạch, mục đích phấn đấu cho mình ở thời điểm này. Đã có một số công trình nghiên cứu về sự phát triển về nhận thức và tư duy của sinh viên ở nước ngoài và trong nước cho thấy hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ căng thẳng, linh hoạt, nhạy bén, có tư duy phản biện, tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ ở cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Năm 1970, W. Perry đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những biến đổi các quá trình tư duy ở sinh viên trường đại học trong 4 năm học ở trường. các kết quả đã cho thấy: -Sinh viên năm đầu thường nhìn nhận thế giới và hiểu các tri thức thu được một cách cứng nhắc, hơi thái quá. Họ luôn có xu hướng tìm kiếm chân lý và những tri thức tuyệt đối. - Năm tiếp theo, sinh viên không tránh khỏi việc phải đối mặt với những quan điểm và lý thuyết khác nhau, họ có cảm giác những tri thức tiếp nhận được từ giảng viên rất lộn xộn và không rõ ràng. - Năm sau nữa, sinh viên bắt đầu chấp nhận và đánh giá cao một thực tế là luôn có những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về cùng một vấn đề. Họ bắt đầu hiểu được rằng con người có quyền đưa ra những ý kiến khác nhau, và họ đi đến kết luận rằng có thể nhìn nhận sự việc theo cách khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh. - Dần dần sinh viên hiểu được rằng họ phải lựa chọn các giá trị, các phương án và các quan điểm nhất định và có trách nhiệm về chúng, mặc dù bước đầu họ mới chỉ thực hiện điều đó trên phương diện lý thuyết, trong các nghiên cứu hay các kỳ thi trắc nghiệm. Như vậy từ năm thứ nhất đế năm thứ tư, sinh viên đã chuyển từ quan điểm tuyệt đối sang quan điểm tương đối và tiếp theo là tự mình lựa chọn các quan điểm, ý tưởng và niềm tin phù hợp với mình. Perry coi khía cạnh phát triển của trí tuệ đó là đặc điểm đặc trưng trong nhận thức của tuổi thanh niên sinh viên. *Đời sống tình cảm của sinh viên Ta có thế thấy, giai đoạn này của lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của đời sống các loại tình cảm, ở thanh niên bình thường có tình yêu, tình cảm, tình bạn, thẩm mỹ. Nhưng đối với tầng lớp sinh viên tập hợp hầu như các loại tình cảm cảm xúc mang tính chất tri thức hơn những thanh niên khác như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu. Những tình cảm này biểu hiện rất đa dạng trong hoạt động sinh hoạt ở các môi trường đại học. Theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động đời sống của sinh viên. Đặc điểm của nó chính là hệ thống và bền vững so với thời kì trước đó. *Năng lực tự đánh giá bản thân của sinh viên. Tự đánh giá (self evaluation) là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt động của chủ thể nhằm đạt được mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Tự đánh giá ở tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể. Đặc điểm tự đánh giá bản thân ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu hiện của nó là sinh viên không chỉ đánh giá bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Mà còn: Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì? Tôi có xứng đáng không?,… Hơn thế họ còn có khả năng đi sâu lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế? Tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức vừa có ý nghĩa tự giáo dục. Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của xã hội. Những nghiên cứu của V.X.Merlin và E.I.Ilin đã cho thấy sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc độ phản ứng của mình trong học tập, giao tiếp – phản ứng đúng và nhanh đòi hỏi của hoàn cảnh bên ngoài là một năng lực của nhân cách và rất có ý đối với hoạt động của sinh viên. Đa số sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào người khác ở mức trung bình. Kỹ năng này bao gồm tổ hợp hành vi như kĩ năng làm quen, giao tiếp với người lạ. Kĩ năng tự đánh giá này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ngày càng rộng rãi của mình trong cuộc sống. *Định hướng về giá trị của sinh viên Việc đánh giá giá trị của chính bản thân mình đã cho ta thấy rằng, các bộ phận sinh viên đã nhận thức, ý thức và đánh giá cao về những giá trị chuẩn mực của tầng lớp này, từ đó tự điều chỉnh hành vi, thái độ, lối sống của sinh viên nhằm hướng tới những giá trị vốn có đó. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của chương trình NCKH CẤP Nhà nước, với đề tài KX-07-04 của một số tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Sang, sách “ Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và gaiso dục giá trị”. Hà Nội, 1995. Đã cho rằng trong hệ thống các giá trị chúng, sinh viên Việt Nam đánh giá ca các giá trị: hòa bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin gia đình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng. Về những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa số sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các phảm chất sau đây ngoài những giá trị chung khác: - Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả. - Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh. - Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài. - Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm. Những định hướng giá trị nghề nghiệp được sinh viên lựa chọn là: - Biết xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận. - Nghề có thu nhập cao: 77,0% - Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ: 67,2% - Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích: 66,3% - Nghề có điều kiện chăm lo gia đình: 64,2% - Nghề có điều kiện phát triển năng lực; 62,8% - Nghề được xã hội coi trọng: 62,7% - Nghề đảm bảo yên tâm suốt đời: 60,0% - Nghề làm việc bằng trí óc: 61,7% - Nghề có thể giúp ích cho nhiều người: 57,8% - Nghề có điều kiện tiếp tục học lên: 56,8% Trong xã hội Việt Nam hiện nay, định hướng giá trị của sinh viên tuy vẫn còn những giá trị mang tính chất truyền thống cơ bản, tuy nhiên đã có sự phát triển rõ bậc do bối cảnh xã hội tác động lên. Những kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy rằng sinh viên Việt đã chọn và đánh giá cao các giá trị đơn giản của con người. Vì vậy ở trong thời kì mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thị trường, những định hướng giá trị của sinh viên đã góp phần tạo ra sự phân hóa rõ rệt. Do bối cảnh của thời cuộc hiện nay đã thôi thúc sinh viên tự phấn đấu rèn luyện khác nhau mà mỗi sinh viên lại có những hướng đi, những con đường phát triển theo quan điểm cá nhân mình. Đã hình thành và phát triển ra các nhóm sinh viên có định hướng giá trị khác nhau: - Nhóm thứ nhất, sinh viên tiếp tục được gia đình chu cấp đầy đủ và nhiệm vụ chính của họ không khác với thời kì phổ thông là mấy. Họ chỉ cần hàng ngày đến lớp và học bài, còn chuyện nghề nghiệp tương lai đã có cha mẹ định hướng và giúp đỡ cho họ. Một số sinh viên được gọi là “ học sinh cấp IV” - Nhóm thứ hai, Sau khi đậu đại học, sinh viên có tâm trạng nghỉ “xả hơi”. Họ tận dụng mọi cơ hội để vui chơi, giải trí, giao lưu. Triết ý của những sinh viên này là hưởng thụ tối đa cuộc đời tự do của tuổi trẻ. Đối với họ học hành chỉ là chuyện phụ. Ở nhóm sinh viên này hầu như không có tư tưởng xây dựng cho mình một kế hoạch riêng cho tương lai, họ ít hoặc không tiếp thu lĩnh hội được các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Và cuối cùng thì họ ra trường với cái bằng điểm số chỉ ở mức trung bình, còn về phần chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp họ hoàn toàn ở mức vớt vát. - Nhóm thứ ba, ngoài việc học, họ còn quan tâm đến các hoạt động xã hội và các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và những người khác. Nhiều người còn kết hợp cả việc học với làm thêm. Điều này một mặt có ảnh hưởng đến chất lượng học tập trong trường đại học, mặt khác công việc giúp họ có thêm kinh nghiệm sống và trải nghiệm thực tiễn. Họ là những sinh viên năng nổ, nhiệt huyết trong công việc và các mối quan hệ của họ. Những sinh viên này đã biết cách cân bằng giữa việc học và đi làm, họ đã định hướng được giá trị năng lực của bản thân mình. Những công việc làm thêm giúp họ có thêm kinh nghiệm sống và kỹ năng làm việc một cách bài bản và linh hoạt, có thể nói họ đang là những thanh niên của thời đại. Nhiệt huyết, đam mê, trải nghiệmvà học hỏi. - Nhóm thứ tư, Họ rất quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của mình. Ngay từ những ngày đầu, họ đã học tập trung, nghiêm túc. Họ hỏi các sinh viên năm trên và các giáo viên về cách học, cách ôn thi, các phương pháp học ở bậc đại học. Từ những năm thứ 2, thứ 3, học đã kịp tìm hiểu khá kỹ càng về chương trình học, về các yêu cầu của ngành nghề, về những kiến thúc và kỹ năng quan trọng cần tích lũy và về các nới làm việc. đối với học việc đạt thành tích cao trong học tập, trong NCKH là đáng tự hào nhất. Họ thường học say mê và dành nhiều thời gian cho nó. Đây là nhóm sinh viên điển hình cho sự chuyên tâm về kiến thức sâu về chuyên môn, nhưng ở họ có thể sẽ có sự thiếu chuẩn bị về mặt kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm ở thời đại ngày nay. Họ đã định hướng được giá trị của thân những lại thiếu đi sự chuẩn bị về mặt hoạt động của công việc. - Tuy nhiên vẫn còn một số nhóm sinh viên khác với các định hướng giá trị khác nhau nữa. *Chất lượng sống của sinh viên. Chất luợng sống là một mặt liên quan đến mức sống, phụ thuộc vào những cơ hội, điệu kiện để phát triển con người, nhất là về các cơ hội giáo dục, bảo hiểm và phúc lợi xã hội, công bằng và bình đẳng trước pháp luật. Chất lượng sống được đảm bảo thường dựa trên cơ sở của một mức sống đầy đủ, ổn định và có tính văn hóa. Chất lượng sống được đảm bảo bởi 4 yếu tố sau: + Kinh phí để chi tiêu cho tiêu dùng vật chất. + Điều kiện môi trường tự nhiên , xã hội để tạo ra sự an toàn, hài hòa cho cuộc sống. + Điều kiện giáo dục. + Cơ hội để phát triển các điều kiện khác để giúp đỡ nhau lúc khó khăn. *Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên +Yếu tố chủ quan Hoạt động chủ đạo: Hoạt động học tập, sáng tạo là hoạt động chủ đạo và cơ bản của sinh viên. Hoạt động học tập trong các trường đại học khác hoàn toàn so với môi trường các bậc giáo dục phổ thông, nó mang tính chuyên ngành, phạm vị bó gọn, sâu sắc hơn để đào tạo hệ của nhân mới thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau cho đất nước. Đã có nhiều tác giả cho rằng: Học đại học là phương pháp tự học. cho thấy rằng đây là một môi trường để tự bản thân phấn đấu, chỉ những ai yêu thích, quan tâm và biết cách tự học, tự mày mò tri thức thì người đó có kiến thức. Nghiên cứu khoa học cũng là một dạng hoạt động tự học bậc cao của sinh viên. Sinh viên luôn là người phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết cho vấn đề ấy bằng các phương pháp khoa học. Cùng với học tập và nghiên cứu khoa học thì trong quá trình này sinh viên còn có một hoạt động khác, đó là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm để hội nhập và phát triển. Họ tập trung vào những hành động, những ký thuật, những nguyên tắc chung có tính chất trí óc là chính. Đó là những nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động chính trị - xã hội, là những người có đầu óc nhạy bén mẫn cảm đối với tình hình kinh tế, tổ chúc xã hội, chính trị của quốc gia và thế giới. là một tổ chức xã hội quan trọng của đát nước, họ có chính kiến riêng đối với đường lối chủ trương, chính sách của những tổ chức cầm quyền. do đó hoạt động chính trị - xã hội là như cầu, ngyện vọng của giới trẻ sinh viên. Ngoài những hoạt động chính trị - xã hội, sinh viên cũng là một nhóm xã hội tích cực tham gia các hoạt động khác mang tính nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao,…để thỏa mãn nhu cầu giao lưu phong phú cũng như rèn luyện bản thân họ. Những mối quan hệ giao lưu của sinh viên các trường Đại học là những mối quan hệ giao lưu, giao tiếp đan xen vào nhau như bạn bè, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp,… Hoạt động này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên, phát triển tâm lý, nhân cách sinh viên. Tựbản thân sviên là người ý thức được bản thân mình cần gì, vẽ ra đường đi cho mình, xác định được mục tiêu phấn đấu riêng,… đây cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý và nhân cách sinh viên. Các yếu tố khách quan Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và sự hội nhập và phát triển của đát nước và quốc tế đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ vào nhận thức của sinh viên. Sự phát triển của CNTT đã giúp bộ phận sinh viên có đầy đủ điều kiện để giao lưu học hỏi, kết bạn bốn phương và vươn tầm nhìn xa rộng ra thế giới bên ngoài. Sinh viên được tiếp xúc, sử dụng các thành quả của CNTT để áp dụng vào việc học tập và giải trí của mình. Sự hội nhập đã thúc đẩy mạnh mẽ bộ phận sinh viên có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, tiếp xúc những nền văn hóa mới, những tư tưởng toàn cầu,…
Trả lời
*Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên. Sinh viên là tầng lớp trí thức của xã hội, vì thế đặc điểm tâm lý của tầng lớp này khá khác biệt so với những tầng lớp khác. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên rất đa dạng và phong phú. Với sự phát triển ổn định về mặt thể chất đã tác động một phần vào thời kì phát tiển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và tính cách. *Sự phát triển nhận thức của sinh viên. Bản chất hoạt động nhận thức của những người sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia nhất về các lĩnh vực nhất định. Hoạt động của họ một mặt phải kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời sự. Nhận thức của sinh viên đã có sự thay đổi về chất so với khi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên ở bậc THPT, sinh viên đã dần thích nghi được môi trường học tập, sinh hoạt mới và đã dần tự ý thức được bản thân mình cần làm gì, hơn thế ở các sinh viên đặc biệt là ở các sinh viên từ năm hai trở lên, họ đã định hướng và xây dựng được cho bản thân mình một kịch bản đường đời riêng. Họ bắt đầu kì vọng về bản thân và cả tương lai gần của mình đến tương lai sau này khi tốt nghiệp ra trường. Từ đó vạch ra những kế hoạch, mục đích phấn đấu cho mình ở thời điểm này. Đã có một số công trình nghiên cứu về sự phát triển về nhận thức và tư duy của sinh viên ở nước ngoài và trong nước cho thấy hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ căng thẳng, linh hoạt, nhạy bén, có tư duy phản biện, tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ ở cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Năm 1970, W. Perry đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những biến đổi các quá trình tư duy ở sinh viên trường đại học trong 4 năm học ở trường. các kết quả đã cho thấy: -Sinh viên năm đầu thường nhìn nhận thế giới và hiểu các tri thức thu được một cách cứng nhắc, hơi thái quá. Họ luôn có xu hướng tìm kiếm chân lý và những tri thức tuyệt đối. - Năm tiếp theo, sinh viên không tránh khỏi việc phải đối mặt với những quan điểm và lý thuyết khác nhau, họ có cảm giác những tri thức tiếp nhận được từ giảng viên rất lộn xộn và không rõ ràng. - Năm sau nữa, sinh viên bắt đầu chấp nhận và đánh giá cao một thực tế là luôn có những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về cùng một vấn đề. Họ bắt đầu hiểu được rằng con người có quyền đưa ra những ý kiến khác nhau, và họ đi đến kết luận rằng có thể nhìn nhận sự việc theo cách khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh. - Dần dần sinh viên hiểu được rằng họ phải lựa chọn các giá trị, các phương án và các quan điểm nhất định và có trách nhiệm về chúng, mặc dù bước đầu họ mới chỉ thực hiện điều đó trên phương diện lý thuyết, trong các nghiên cứu hay các kỳ thi trắc nghiệm. Như vậy từ năm thứ nhất đế năm thứ tư, sinh viên đã chuyển từ quan điểm tuyệt đối sang quan điểm tương đối và tiếp theo là tự mình lựa chọn các quan điểm, ý tưởng và niềm tin phù hợp với mình. Perry coi khía cạnh phát triển của trí tuệ đó là đặc điểm đặc trưng trong nhận thức của tuổi thanh niên sinh viên. *Đời sống tình cảm của sinh viên Ta có thế thấy, giai đoạn này của lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của đời sống các loại tình cảm, ở thanh niên bình thường có tình yêu, tình cảm, tình bạn, thẩm mỹ. Nhưng đối với tầng lớp sinh viên tập hợp hầu như các loại tình cảm cảm xúc mang tính chất tri thức hơn những thanh niên khác như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu. Những tình cảm này biểu hiện rất đa dạng trong hoạt động sinh hoạt ở các môi trường đại học. Theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động đời sống của sinh viên. Đặc điểm của nó chính là hệ thống và bền vững so với thời kì trước đó. *Năng lực tự đánh giá bản thân của sinh viên. Tự đánh giá (self evaluation) là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt động của chủ thể nhằm đạt được mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Tự đánh giá ở tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể. Đặc điểm tự đánh giá bản thân ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu hiện của nó là sinh viên không chỉ đánh giá bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Mà còn: Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì? Tôi có xứng đáng không?,… Hơn thế họ còn có khả năng đi sâu lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế? Tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức vừa có ý nghĩa tự giáo dục. Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của xã hội. Những nghiên cứu của V.X.Merlin và E.I.Ilin đã cho thấy sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc độ phản ứng của mình trong học tập, giao tiếp – phản ứng đúng và nhanh đòi hỏi của hoàn cảnh bên ngoài là một năng lực của nhân cách và rất có ý đối với hoạt động của sinh viên. Đa số sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào người khác ở mức trung bình. Kỹ năng này bao gồm tổ hợp hành vi như kĩ năng làm quen, giao tiếp với người lạ. Kĩ năng tự đánh giá này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ngày càng rộng rãi của mình trong cuộc sống. *Định hướng về giá trị của sinh viên Việc đánh giá giá trị của chính bản thân mình đã cho ta thấy rằng, các bộ phận sinh viên đã nhận thức, ý thức và đánh giá cao về những giá trị chuẩn mực của tầng lớp này, từ đó tự điều chỉnh hành vi, thái độ, lối sống của sinh viên nhằm hướng tới những giá trị vốn có đó. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của chương trình NCKH CẤP Nhà nước, với đề tài KX-07-04 của một số tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Sang, sách “ Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và gaiso dục giá trị”. Hà Nội, 1995. Đã cho rằng trong hệ thống các giá trị chúng, sinh viên Việt Nam đánh giá ca các giá trị: hòa bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin gia đình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng. Về những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa số sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các phảm chất sau đây ngoài những giá trị chung khác: - Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả. - Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh. - Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài. - Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm. Những định hướng giá trị nghề nghiệp được sinh viên lựa chọn là: - Biết xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận. - Nghề có thu nhập cao: 77,0% - Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ: 67,2% - Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích: 66,3% - Nghề có điều kiện chăm lo gia đình: 64,2% - Nghề có điều kiện phát triển năng lực; 62,8% - Nghề được xã hội coi trọng: 62,7% - Nghề đảm bảo yên tâm suốt đời: 60,0% - Nghề làm việc bằng trí óc: 61,7% - Nghề có thể giúp ích cho nhiều người: 57,8% - Nghề có điều kiện tiếp tục học lên: 56,8% Trong xã hội Việt Nam hiện nay, định hướng giá trị của sinh viên tuy vẫn còn những giá trị mang tính chất truyền thống cơ bản, tuy nhiên đã có sự phát triển rõ bậc do bối cảnh xã hội tác động lên. Những kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy rằng sinh viên Việt đã chọn và đánh giá cao các giá trị đơn giản của con người. Vì vậy ở trong thời kì mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thị trường, những định hướng giá trị của sinh viên đã góp phần tạo ra sự phân hóa rõ rệt. Do bối cảnh của thời cuộc hiện nay đã thôi thúc sinh viên tự phấn đấu rèn luyện khác nhau mà mỗi sinh viên lại có những hướng đi, những con đường phát triển theo quan điểm cá nhân mình. Đã hình thành và phát triển ra các nhóm sinh viên có định hướng giá trị khác nhau: - Nhóm thứ nhất, sinh viên tiếp tục được gia đình chu cấp đầy đủ và nhiệm vụ chính của họ không khác với thời kì phổ thông là mấy. Họ chỉ cần hàng ngày đến lớp và học bài, còn chuyện nghề nghiệp tương lai đã có cha mẹ định hướng và giúp đỡ cho họ. Một số sinh viên được gọi là “ học sinh cấp IV” - Nhóm thứ hai, Sau khi đậu đại học, sinh viên có tâm trạng nghỉ “xả hơi”. Họ tận dụng mọi cơ hội để vui chơi, giải trí, giao lưu. Triết ý của những sinh viên này là hưởng thụ tối đa cuộc đời tự do của tuổi trẻ. Đối với họ học hành chỉ là chuyện phụ. Ở nhóm sinh viên này hầu như không có tư tưởng xây dựng cho mình một kế hoạch riêng cho tương lai, họ ít hoặc không tiếp thu lĩnh hội được các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Và cuối cùng thì họ ra trường với cái bằng điểm số chỉ ở mức trung bình, còn về phần chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp họ hoàn toàn ở mức vớt vát. - Nhóm thứ ba, ngoài việc học, họ còn quan tâm đến các hoạt động xã hội và các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và những người khác. Nhiều người còn kết hợp cả việc học với làm thêm. Điều này một mặt có ảnh hưởng đến chất lượng học tập trong trường đại học, mặt khác công việc giúp họ có thêm kinh nghiệm sống và trải nghiệm thực tiễn. Họ là những sinh viên năng nổ, nhiệt huyết trong công việc và các mối quan hệ của họ. Những sinh viên này đã biết cách cân bằng giữa việc học và đi làm, họ đã định hướng được giá trị năng lực của bản thân mình. Những công việc làm thêm giúp họ có thêm kinh nghiệm sống và kỹ năng làm việc một cách bài bản và linh hoạt, có thể nói họ đang là những thanh niên của thời đại. Nhiệt huyết, đam mê, trải nghiệmvà học hỏi. - Nhóm thứ tư, Họ rất quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của mình. Ngay từ những ngày đầu, họ đã học tập trung, nghiêm túc. Họ hỏi các sinh viên năm trên và các giáo viên về cách học, cách ôn thi, các phương pháp học ở bậc đại học. Từ những năm thứ 2, thứ 3, học đã kịp tìm hiểu khá kỹ càng về chương trình học, về các yêu cầu của ngành nghề, về những kiến thúc và kỹ năng quan trọng cần tích lũy và về các nới làm việc. đối với học việc đạt thành tích cao trong học tập, trong NCKH là đáng tự hào nhất. Họ thường học say mê và dành nhiều thời gian cho nó. Đây là nhóm sinh viên điển hình cho sự chuyên tâm về kiến thức sâu về chuyên môn, nhưng ở họ có thể sẽ có sự thiếu chuẩn bị về mặt kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm ở thời đại ngày nay. Họ đã định hướng được giá trị của thân những lại thiếu đi sự chuẩn bị về mặt hoạt động của công việc. - Tuy nhiên vẫn còn một số nhóm sinh viên khác với các định hướng giá trị khác nhau nữa. *Chất lượng sống của sinh viên. Chất luợng sống là một mặt liên quan đến mức sống, phụ thuộc vào những cơ hội, điệu kiện để phát triển con người, nhất là về các cơ hội giáo dục, bảo hiểm và phúc lợi xã hội, công bằng và bình đẳng trước pháp luật. Chất lượng sống được đảm bảo thường dựa trên cơ sở của một mức sống đầy đủ, ổn định và có tính văn hóa. Chất lượng sống được đảm bảo bởi 4 yếu tố sau: + Kinh phí để chi tiêu cho tiêu dùng vật chất. + Điều kiện môi trường tự nhiên , xã hội để tạo ra sự an toàn, hài hòa cho cuộc sống. + Điều kiện giáo dục. + Cơ hội để phát triển các điều kiện khác để giúp đỡ nhau lúc khó khăn. *Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên +Yếu tố chủ quan Hoạt động chủ đạo: Hoạt động học tập, sáng tạo là hoạt động chủ đạo và cơ bản của sinh viên. Hoạt động học tập trong các trường đại học khác hoàn toàn so với môi trường các bậc giáo dục phổ thông, nó mang tính chuyên ngành, phạm vị bó gọn, sâu sắc hơn để đào tạo hệ của nhân mới thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau cho đất nước. Đã có nhiều tác giả cho rằng: Học đại học là phương pháp tự học. cho thấy rằng đây là một môi trường để tự bản thân phấn đấu, chỉ những ai yêu thích, quan tâm và biết cách tự học, tự mày mò tri thức thì người đó có kiến thức. Nghiên cứu khoa học cũng là một dạng hoạt động tự học bậc cao của sinh viên. Sinh viên luôn là người phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết cho vấn đề ấy bằng các phương pháp khoa học. Cùng với học tập và nghiên cứu khoa học thì trong quá trình này sinh viên còn có một hoạt động khác, đó là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm để hội nhập và phát triển. Họ tập trung vào những hành động, những ký thuật, những nguyên tắc chung có tính chất trí óc là chính. Đó là những nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động chính trị - xã hội, là những người có đầu óc nhạy bén mẫn cảm đối với tình hình kinh tế, tổ chúc xã hội, chính trị của quốc gia và thế giới. là một tổ chức xã hội quan trọng của đát nước, họ có chính kiến riêng đối với đường lối chủ trương, chính sách của những tổ chức cầm quyền. do đó hoạt động chính trị - xã hội là như cầu, ngyện vọng của giới trẻ sinh viên. Ngoài những hoạt động chính trị - xã hội, sinh viên cũng là một nhóm xã hội tích cực tham gia các hoạt động khác mang tính nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao,…để thỏa mãn nhu cầu giao lưu phong phú cũng như rèn luyện bản thân họ. Những mối quan hệ giao lưu của sinh viên các trường Đại học là những mối quan hệ giao lưu, giao tiếp đan xen vào nhau như bạn bè, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp,… Hoạt động này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên, phát triển tâm lý, nhân cách sinh viên. Tựbản thân sviên là người ý thức được bản thân mình cần gì, vẽ ra đường đi cho mình, xác định được mục tiêu phấn đấu riêng,… đây cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý và nhân cách sinh viên. Các yếu tố khách quan Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và sự hội nhập và phát triển của đát nước và quốc tế đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ vào nhận thức của sinh viên. Sự phát triển của CNTT đã giúp bộ phận sinh viên có đầy đủ điều kiện để giao lưu học hỏi, kết bạn bốn phương và vươn tầm nhìn xa rộng ra thế giới bên ngoài. Sinh viên được tiếp xúc, sử dụng các thành quả của CNTT để áp dụng vào việc học tập và giải trí của mình. Sự hội nhập đã thúc đẩy mạnh mẽ bộ phận sinh viên có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, tiếp xúc những nền văn hóa mới, những tư tưởng toàn cầu,…