Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu?
Phân tích, so sánh những đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến Phương Đông – Phương Tây?
lịch sử
1. Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu
– Xã hội Hy Lạp, La Mã là xã hội chiếm hữu nô lệ. Năm 476 đế quốc Tây La Mã diệt vong. Sự kiện đó đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, từ đó, các vương quốc mới thành lập trên đất đai của Tây La Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hóa
– Chế độ phong kiến là gì?. Đó là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất trong xã hội , còn giai cấp nông dân thì bị mất ruộng đất nên phải cày cấy trên ruộng đất của địa chủ, do đó bị giai cấp địa chủ bóc lột bằng địa tô và các hình thức cưỡng bức siêu kinh tế khác.
– Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phrăng diễn ra tiêu biểu nhất
+ Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người thân cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, Hành chính công phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đồng thời cũng là giai cấp quý tộc
+ Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào các lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.
2. Phân biệt những đặc điểm của phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông
* Phân biệt
Phong kiến phương Đông:
– Chính trị: Vua là người nắm quyền lực tuyệt đối, có quyền ra mọi quyết định liên quan đến đất nước.
– Kinh tế: Ít đổi mới, sản xuất khép kín, không giao du với nước ngoài -> trình độ kinh tế lạc hậu
– Xã hội: Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Lão-Trang, xã hội có tôn ti trật tự, gia đình gắn bó nhiều đời.
Phong kiến phương Tây:
– Chính trị: Vua ko phải là người có quyền lực tuyệt đối, mọi việc phải thông qua sự đồng ý của Quốc Hội
– Kinh tế : Liên tục đổi mới, học hỏi lẫn nhau nên kinh tế ko ngừng phát triển
– Xã hội: Gia đình thường chỉ có 2 thế hệ, giữa các thế hệ luôn có sự xa cách, mang tư tưởng tự do phóng khoáng
* So sánh: Tại phương Tây, đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa – nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ – tá điền chiếm ưu thế.
Nội dung liên quan
Chí Lệ Trang