Quá trình hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai ở người diễn ra như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngôn ngữ được hình thành theo cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện, tức là dựa trên cơ ở hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời. Tiếng nói (ngôn ngữ nói) được hình thành do trẻ bắt chước, học được trong khi tiếp xúc với người lớn. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ đã có khả năng nhận biết tiếng nói. Ví dụ như trẻ sơ sinh có thể nín khóc khi nghe thấy tiếng nói của mẹ. Vào nửa sau của năm thứ nhất, các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Trong thời gian này, bằng việc tiếp xúc với người lớn, trẻ nhận được phức hợp gồm tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hoặc với một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Lúc đầu, tiếng nói chưa đóng vai trò là một kích thích độc lập mà chỉ có tác dụng khi nào nó phối hợp với các kích thích khác (như cảm giác – vận động, thị giác, thính giác, vị giác, …). Do đó, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra ở trẻ phản ứng như trước nữa. Nhưng nhờ sự lặp đi lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể khác sẽ giảm dần vai trò của chúng trong phức hợp kích thích. Lý do là vì tính ổn định của tiếng nói trong sự biến động của các kích thích khác trong phức hợp kích thích đã dẫn đến hiện tượng là quá trình hưng phấn do tiếng nói gây ra dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và tập trung hơn. Tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưởng kiểu cảm ứng âm tính đối với các thành phần khác của phức hợp kích thích. Ảnh hưởng đó tăng dần và cuối cùng là làm mất tác dụng của các thành phần khác. Đến cuối năm thứ nhất, tiếng nói không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác trong phức hợp kích thích nữa mà vẫn có khả năng gây ra phản xạ có điều kiện ở trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này tiếng nói mới chỉ có thể thay thế cho những tình huống cụ thể, đơn giản (mức tích hợp thứ nhất, theo Sechenov). Vào cuối năm thứ hai, tiếng nói trở thành tín hiệu tổng hợp, là tín hiệu của tín hiệu, tức là tiếng nói từ tín hiệu âm thanh của một đối tượng cụ thể trở thành tín hiệu khái quát của các tín hiệu (mức tích hợp thứ 2, theo Sechenov). Giai đoạn này đạt được là nhờ sự thành lập một số lượng lớn các đường liên hệ có điều kiện mới với kích thích tiếng nói. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu hiểu được những từ mang tính khái quát ngày càng cao hơn (mức tích hợp thứ 3, theo Sechenov). Khi đến 5 tuổi, trẻ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ bên trong hình thành sớm hơn ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ nói xuất hiện trước ngôn ngữ viết.
Trả lời
Ngôn ngữ được hình thành theo cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện, tức là dựa trên cơ ở hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời. Tiếng nói (ngôn ngữ nói) được hình thành do trẻ bắt chước, học được trong khi tiếp xúc với người lớn. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ đã có khả năng nhận biết tiếng nói. Ví dụ như trẻ sơ sinh có thể nín khóc khi nghe thấy tiếng nói của mẹ. Vào nửa sau của năm thứ nhất, các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Trong thời gian này, bằng việc tiếp xúc với người lớn, trẻ nhận được phức hợp gồm tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hoặc với một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Lúc đầu, tiếng nói chưa đóng vai trò là một kích thích độc lập mà chỉ có tác dụng khi nào nó phối hợp với các kích thích khác (như cảm giác – vận động, thị giác, thính giác, vị giác, …). Do đó, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra ở trẻ phản ứng như trước nữa. Nhưng nhờ sự lặp đi lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể khác sẽ giảm dần vai trò của chúng trong phức hợp kích thích. Lý do là vì tính ổn định của tiếng nói trong sự biến động của các kích thích khác trong phức hợp kích thích đã dẫn đến hiện tượng là quá trình hưng phấn do tiếng nói gây ra dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và tập trung hơn. Tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưởng kiểu cảm ứng âm tính đối với các thành phần khác của phức hợp kích thích. Ảnh hưởng đó tăng dần và cuối cùng là làm mất tác dụng của các thành phần khác. Đến cuối năm thứ nhất, tiếng nói không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác trong phức hợp kích thích nữa mà vẫn có khả năng gây ra phản xạ có điều kiện ở trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này tiếng nói mới chỉ có thể thay thế cho những tình huống cụ thể, đơn giản (mức tích hợp thứ nhất, theo Sechenov). Vào cuối năm thứ hai, tiếng nói trở thành tín hiệu tổng hợp, là tín hiệu của tín hiệu, tức là tiếng nói từ tín hiệu âm thanh của một đối tượng cụ thể trở thành tín hiệu khái quát của các tín hiệu (mức tích hợp thứ 2, theo Sechenov). Giai đoạn này đạt được là nhờ sự thành lập một số lượng lớn các đường liên hệ có điều kiện mới với kích thích tiếng nói. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu hiểu được những từ mang tính khái quát ngày càng cao hơn (mức tích hợp thứ 3, theo Sechenov). Khi đến 5 tuổi, trẻ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ bên trong hình thành sớm hơn ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ nói xuất hiện trước ngôn ngữ viết.