Qua sự kiện Amber Heard và Johnny Depp, có phải nữ quyền cực đoan khiến đàn ông cũng phải chịu bạo lực gia đình?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Xã hội

  3. Tình yêu

Gần đây mình có theo dõi vụ của Amber Heard và Johnny Depp. Amber Heard đưa ra lời khai tố cáo chồng cũ - tài tử Johnny Depp - thường xuyên bạo hành, sỉ vả, đe dọa cô trong suốt bốn năm họ duy trì mối quan hệ.

Nhiều lần bật khóc trong phiên xử, Amber Heard kể chi tiết chuyện tình của cô với Johnny Depp đi từ ngọt ngào thành bạo lực, cay đắng vì thói nghiện rượu, ma túy của tài tử.

Nhưng sự thật là gì? Chính Johnny Depp là người bị chịu thiệt hại và ảnh hưởng nhiều nhất khi bị rút tên ra khỏi bộ phim "Fantastic Beasts" với vai diễn Grinderwald gần như hoàn hảo dành cho anh, bị xóa tên khỏi tất cả các dự án "Pirates of the Caribbean" vốn đưa tên tuổi anh lên tới đỉnh cao. Amber chính là người cáo buộc rằng chồng mình là một kẻ bạo hành phụ nữ, và những chứng cứ Johnny đưa ra mới là thứ làm cho mọi người bật ngửa: Chính Amber là người bạo hành Johnny từ tinh thần đến thể xác, cô ta ném chai thủy tinh khiến cho chồng mình bị cụt một đốt ngón tay, đánh đấm bằng tay chân và để lại nhiều vết bầm tím trên mặt Johnny, buông bao lời lẽ miệt thị và kinh khủng hơn nữa, cô leo lên giường của Johnny và ỉ* một bãi trên đấy.

Johnny gần như bị quy chụp cho toàn bộ tội danh bạo hành vợ cho đến khi anh tung ra đoạn ghi âm với câu nói kinh tởm của Amber:

"Tell the world Johnny. Tell them… I Johnny Depp, a man, I’m a victim too of domestic violence … and see how many people believe or side with you.”

Từ khóa: 

nữ quyền

,

bạo lực gia đình

,

bạo hành

,

amber heard

,

johnny depp

,

tâm sự cuộc sống

,

xã hội

,

tình yêu

Những người đàn ông cũng rất dễ bị tổn thương, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cùng bị bạo hành gia đình, nhưng những nạn nhân là nam giới lại ít nhận được sự giúp đỡ hơn phụ nữ.
Do cách nhìn nhận của xã hội, nam giới khó coi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo một nghiên cứu thí điểm hồi năm 2004 của Bộ Các vấn đề gia đình của Đức, cứ 6 người đàn ông thì có một người cho biết anh ta đã bị bạo hành. 10% trong số đó cho biết bị tát, bị đá hoặc bị ném đồ vật vào người. Phổ biến nhất là các báo cáo về sự bạo lực tinh thần.
Việc bạo hành gia đình đối với nam giới cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô gia cư. Theo số liệu được công bố bởi ONS vào năm 2020, số lượng người vô gia cư là nam lên tới 2.277 người trong khi phụ nữ là 377 người, một phần ba số lượng nam giới trong đó là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Trả lời
Những người đàn ông cũng rất dễ bị tổn thương, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cùng bị bạo hành gia đình, nhưng những nạn nhân là nam giới lại ít nhận được sự giúp đỡ hơn phụ nữ.
Do cách nhìn nhận của xã hội, nam giới khó coi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo một nghiên cứu thí điểm hồi năm 2004 của Bộ Các vấn đề gia đình của Đức, cứ 6 người đàn ông thì có một người cho biết anh ta đã bị bạo hành. 10% trong số đó cho biết bị tát, bị đá hoặc bị ném đồ vật vào người. Phổ biến nhất là các báo cáo về sự bạo lực tinh thần.
Việc bạo hành gia đình đối với nam giới cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô gia cư. Theo số liệu được công bố bởi ONS vào năm 2020, số lượng người vô gia cư là nam lên tới 2.277 người trong khi phụ nữ là 377 người, một phần ba số lượng nam giới trong đó là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình xảy ra ở bất kì ai, bất kì đâu không riêng chỉ có phụ nữ.
Đặc biệt bạo lực trẻ em hiện đang rất phổ biến và làm xôn xao dư luận.
Đã có rất nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước; điều đau lòng hơn đó là những vụ việc này diễn ra ngay trong gia đình của các em, do chính những người thân của các em gây ra. Nhẹ thì là những lời mắng chửi hoặc dùng lời lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em; nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi. Đáng sợ hơn là đã xuất hiện cả những biện pháp tra tấn dã man như thời trung cổ, với các vật dụng vô cùng nguy hiểm (nước sôi, roi sắt, cùm xích…).

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng luôn căng thẳng, sợ hãi, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung. Nhiều trẻ không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn, sống khép kín. Có những trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy… thậm chí học theo hành vi của người lớn, có hành vi bạo lực đối với người khác. Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường có xu hướng thiếu tin tưởng vào người lớn; có em bỏ nhà ra đi; chán nản, có ý nghĩ tự tử thậm chí có em đã tự tử...
Một đứa trẻ bị lạm dụng sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục trong thời gian rất dài. Tuy vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, song vết thương trong tâm hồn sẽ dai dẳng, kéo dài suốt cuộc đời các em. Trẻ em là nhân chứng thường xuyên của bạo lực, sẽ có những ảnh hưởng sâu xa trong tiềm thức, điều này khiến cho đứa trẻ dễ học theo và trở thành một người bạo lực hoặc nạn nhân của bạo lực trong tương lai; vòng luẩn quẩn bạo lực từ đó cứ tiếp tục diễn ra và khó chấm dứt.


Sinh ra làm con trai thì tự cắn răng mà chịu thôi
K lại bị vùi dập là thằng đàn bà mệt lắm
Vấn đề là bạo lực không phải chỉ có đánh đấm, bạo lực tinh thần cũng có nữa, mà phụ nữ thì chuyên gia bạo lực tinh thần, chiến tranh lạnh, giận dối, nói nhiều, vô lý, chiến tranh với những người phụ nữ khác như mẹ chồng, nàng dâu, chị dâu em chồng... Mấy cái đó hại não, hại sức khoẻ lắm chứ có phải nhẹ đâu.
Phụ nữ họ vận dụng mọi thủ đoạn tốt nhất của họ cho xung đột vợ chồng, còn đàn ông thì cách tốt nhất là cho cái tát thì lại bị cấm
Tỷ lệ bạo lực gia đình do phụ nữ gây ra thấp hơn so với các vụ bạo lực gia đình do nam giới gây ra, nên mọi người ít quan tâm tới bạo lực về nam giới hơn thôi nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại.
“You’re a man, No one will believe you” câu này quá gây ám ảnh luôn:))))

Vì nam giới rất ít khi lên tiếng, một khi đã chịu đựng thì giỏi hơn phụ nữ nhiều, không muốn đánh trả, chỉ là đến mức "tức nước vỡ bờ" thì mới đi đến việc kiện cáo thôi. Như cái vụ kiện kia chính xác là 1 ví dụ cho câu trả lời của tôi, chưa kể nam giới còn bị vu khống là nạn nhân bởi tài "diễn" của nhiều người phụ nữ này thật đáng kinh ngạc.

Không ai giúp đàn ông khi bị bạo lực gia đình vì họ biết đàn ông có cách chống trả lại nó.
Bạn đừng đánh đồng như vậy.
Fact, nữ quyền độc hại khác biệt với phong trào nữ quyền chân chính. Khi mà các case hiếp dâm, ném đá phụ nữ đến chết, kì thị phụ nữ trong công việc (vì nữ giới phải nghỉ đẻ và chăm sóc gia đình…), phụ nữ ko đc bảo vệ quyền lợi khi bị bạo hành, khi ly hôn, khi nuôi con… vẫn còn nhan nhản ở khắp mọi nơi trên thế giới chứ không riêng gì ở Ấn Độ, Trung Đông, TQ, Nhật, Hàn…thì người ta đấu tranh cho cái đó. Chứ ko phải mấy chị xinh đẹp ăn trắng mặc trơn xong đòi nữ quyền như chị Amber đây…
Case này mình side ông chú cướp biển:D