Phương tiện quảng cáo có những yêu cầu đánh giá nào?
kiến thức chung
Khi xây dựng chiến lược truyền thông quảng cáo, việc quan trọng trước tiên là đánh giá để lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp, thông thường việc đánh giá này thường được dựa theo những chỉ số nhất định, các chỉ số này có thể dùng để đánh giá cho nhiều loại phương tiện truyền thông quảng cáo khác nhau. Những chỉ số đánh giá cơ bản gồm có: (1) Phạm vi (Reach): khả năng nhìn thấy hoặc nghe thấy một nội dung quảng cáo (trên các phương tiện truyền thông) đối với những nhóm đối tượng công chúng mục tiêu đặc biệt hay trong những khoảng thời gian nhất định, hay tỷ lệ của hoạt động quảng cáo trên truyền thông, cũng được gọi là phạm vi phổ quát của quảng cáo. (2) Mức độ quan tâm theo dõi – sự hâm mộ (Ratings): mức độ xem hoặc nghe chỉ tỷ lệ số lượng công chúng hoặc hộ gia đình theo dõi một tiết mục, chương trình nhất định nào đó trên các phương tiện truyền thông so với tổng số dân số trong khu vực, quốc gia hay quốc tế. Được tính theo đơn vị %.8 (3) Mức độ sử dụng truyền hình (Homes Using Television – HUT): chỉ số này thể hiện tỷ lệ xem chương trình truyền hình trong những hộ gia đình có tivi vào một khoảng thời gian nhất định. (4) Tỷ lệ công chúng của chương trình (Audience share): tỷ lệ phần trăm theo dõi đối với một chương trình nhất định. Chỉ số này được dùng để phân tích tình hình nghe (đối với chương trình phát thanh) và xem (đối với chương trình truyền hình) của công chúng. (5) Tổng mức theo dõi (Gross Rating Points – GRP’s): nó là chỉ số đánh giá khả năng truyền tải thông điệp của các phương tiện truyền thông quảng cáo tới công chúng trong một khoảng thời gian nhất định. (6) Độ thường xuyên (Frequency): thông thường chỉ số lần một thông điệp quảng cáo đến được với công chúng trong một tháng. Có thể tính toán thông qua tần xuất phát sóng hay số lượng ấn phẩm trong thời gian này. (7) Số lượng công chúng bình quân (Impressions): cũng giống như tổng mức theo dõi, tuy nhiên chỉ số này lại được tính bằng số lượng nhân khẩu hoặc hộ gia đình, thể hiện tổng số công chúng có thể nhận được thông điệp quảng cáo thường xuyên. Có thể được tính bằng độ thường xuyên nhân với số lượng công chúng theo dõi chương trình đó. Ví dụ một tờ báo phát hành định kỳ 1 tháng 4 số, giả sử số độc giả của tờ báo là 8000 người thì số lượng công chúng bình quân được tính bằng: 8000 * 4 = 32000 người/tháng. (8) Chi phí quảng cáo trên nghìn người (Cost per thousand – CPT): nó chỉ số chi phí phải bỏ ra để đưa một nội dung quảng cáo đến được với 1000 công chúng mục tiêu, công thức được tính bằng: CPT = Tổng dự toán quảng cáo/số lượng công chúng bình quân * 1000 (9) Độ bao phủ (Place): nó chỉ phạm vi phát huy hiệu quả, tầm ảnh hưởng của phương tiện truyền thông quảng cáo hay tình trạng phổ cập của các phương tiện truyền thông.
Nội dung liên quan
Trang Vân