Phương pháp sấy và phơi khô dược liệu ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phương pháp phơi khô dược liệu Phơi khô dược liệu là phương pháp làm khô dược liệu bằng cách thủ công và từ nhiên. Có 2 cách phơi chính là Phơi nắng và phơi trong bóng râm. Phơi nắng: Yêu cầu sân phơi phải sạch sẽ, khi phơi phải đãi mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu chóng khô và khô đều. Đây là phương pháp thông dụng vì có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu. Có thể phơi dược liệu trên giàn hoặc che vải, lưới mỏng để tránh những tác nhân khác gây hỏng dược liệu như chó mèo, gà, chim, ruồi nhặng... Phơi trong bóng râm: Phương pháp này thường áp dụng đối với dược liệu dễ biến màu, biến chất dưới ánh nắng mặt trời, dễ hư hỏng hoạt chất, dược liệu có tinh dầu… Tùy từng loại dược liệu mà có thể tiến hành bằng cách phơi trong bóng râm hay bó thành từng bó nhỏ treo trên dây chăng trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để dược liệu khô dần. * Phương pháp sấy khô dược liệu Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi đưa vào tủ sấy dược liệu, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Ta nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 – 70 0C, và chia làm ba giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu sấy Ở 40 – 50 độ C Giai đoạn giữa sấy Ở 50 – 60 độ C. Giai đoạn cuối sấy Ở 60 – 70 độ C. Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40 độ C. Chúc bà con thành công với phương pháp sấy dược liệu này.
Trả lời
Phương pháp phơi khô dược liệu Phơi khô dược liệu là phương pháp làm khô dược liệu bằng cách thủ công và từ nhiên. Có 2 cách phơi chính là Phơi nắng và phơi trong bóng râm. Phơi nắng: Yêu cầu sân phơi phải sạch sẽ, khi phơi phải đãi mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu chóng khô và khô đều. Đây là phương pháp thông dụng vì có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu. Có thể phơi dược liệu trên giàn hoặc che vải, lưới mỏng để tránh những tác nhân khác gây hỏng dược liệu như chó mèo, gà, chim, ruồi nhặng... Phơi trong bóng râm: Phương pháp này thường áp dụng đối với dược liệu dễ biến màu, biến chất dưới ánh nắng mặt trời, dễ hư hỏng hoạt chất, dược liệu có tinh dầu… Tùy từng loại dược liệu mà có thể tiến hành bằng cách phơi trong bóng râm hay bó thành từng bó nhỏ treo trên dây chăng trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để dược liệu khô dần. * Phương pháp sấy khô dược liệu Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi đưa vào tủ sấy dược liệu, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Ta nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 – 70 0C, và chia làm ba giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu sấy Ở 40 – 50 độ C Giai đoạn giữa sấy Ở 50 – 60 độ C. Giai đoạn cuối sấy Ở 60 – 70 độ C. Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40 độ C. Chúc bà con thành công với phương pháp sấy dược liệu này.