Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp là gi?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Phương pháp duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu về Luật Hiến pháp phải thấy các quy phạm, chế định, quan hệ của Ngành Luật Hiến pháp là những bộ phận cấu thành của Luật Hiến pháp, vì vậy giữa chúng phải có sự thống nhất, hỗ trợ nhau, không được mâu thuẫn và đối lập nhau. Ví dụ: Điều 1 của Hiến pháp “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” Điều 14: Quy định chính sách đối ngoại: không được trái với Điều 1: độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam. Phép biện chứng còn được sử dụng để nghiên cứu sự vận động và phát triển của Luật Hiến pháp: quy định, chế định, quan hệ của Luật Hiến pháp và phải đặt chúng trong bối cảnh của sự vận động và phát triển ko ngừng rút ra những kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát triển của chúng. 2. Phương pháp lịch sử - Khi nghiên cứu về Luật pháp phải nắm được các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, quan hệ, chế định đó ra đời và tồn tại nội dung của mỗi quy phạm, chế định, quan hệ Pháp Luật Hiến pháp sẽ được hiểu đầy đủ khi chúng được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ví dụ: Hiến pháp năm 1946 chưa quy định sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 6/1945 nước Việt Nam ra đời nhưng nước Việt Nam đang đứng trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Trước tình hình đó, Đảng đã đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích gc, không tuyên bố quyền lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp. Vào WTO: phải dân chủ, công khai minh bạch sự ra đời của Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, … bằng phương pháp Lịch sử có thể lý giải hàng loạt những vấn đề này. 3. Phương pháp so sánh - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với những vấn đề của Luật Hiến pháp trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của Luật Hiến pháp. - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp Việt Nam, phải so sánh với Luật Hiến pháp nước ngoài để thấy đặc điểm của Luật Hiến pháp Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của Luật Hiến pháp nước ngoài. - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp thì so sánh, đối chiếu với các ngành Luật khác để thấy được tính thống nhất của hệ thống Pháp luật Việt Nam và vai trò của Hiến pháp trong hệ thống Pháp luật đó. 4. Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng - Luật Hiến pháp là 1 hệ thống, 1 bộ phận cấu thành trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp hệ thống cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm, chế định Luật Hiến pháp trong hệ thống ngành Luật. VD: Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương tạo thành hệ thống cơ quan xét xử là 1 bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước; hệ thống Tòa án nhân dân phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. 5. Phương pháp thống kê Được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước. Bằng phân tích các số liệu thống kê cụ thể trong các thời điểm khác nhau, ta rút ra các kết luận cần thiết. VD: khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội (SGK T.32): - Quốc Hội khóa I (1946 - 1960): Ngoài Ban thường trực, Quốc Hội không thành lập 1 cơ quan chuyên môn nào. - Quốc Hội khóa II (1960 - 1964): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc hội còn thành lập 2 Ủy Ban khác là Ủy Ban dự án pháp luật và Ủy ban kế hoạch và ngân sách. - Quốc Hội khóa III (1964 - 1971): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc Hội còn thành lập 5 Ủy ban. - Quốc Hội khóa IV (1971 - 1975): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa III. - Quốc Hội khóa V (1975 - 1976): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội và Ủy ban đã có, Quốc Hội thành lập thêm Ủy ban đối ngoại. - Quốc Hội khóa VI (1976 - 1981): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa V, trừ Ủy ban thống nhất tự giải thể sau khi đất nước thống nhất. - Quốc Hội khóa VII (1981 - 1987) và Quốc Hội khóa VIII (1987 - 1992): Ngoài Hội Đồng Nhà nước, Quốc Hội thành lập 8 cơ quan chuyên môn gồm: Hội Đồng Dân tộc và 7 Ủy ban thường trực khác. - Quốc Hội khóa IX (1992 - 1997) và Quốc Hội khóa X (1997 - 2002): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa trước, tuy nhiên có sự đổi tên và sáp nhập 1 Ủy ban thường trực. Cơ cấu tổ chức của nước ta ngày càng hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình. 6. Phương pháp khảo sát thực tế: Phân tích tài liệu: biên bản quốc hội, Hội đồng nhân dân 7. Phương pháp thực nghiệm
Trả lời
1. Phương pháp duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu về Luật Hiến pháp phải thấy các quy phạm, chế định, quan hệ của Ngành Luật Hiến pháp là những bộ phận cấu thành của Luật Hiến pháp, vì vậy giữa chúng phải có sự thống nhất, hỗ trợ nhau, không được mâu thuẫn và đối lập nhau. Ví dụ: Điều 1 của Hiến pháp “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” Điều 14: Quy định chính sách đối ngoại: không được trái với Điều 1: độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam. Phép biện chứng còn được sử dụng để nghiên cứu sự vận động và phát triển của Luật Hiến pháp: quy định, chế định, quan hệ của Luật Hiến pháp và phải đặt chúng trong bối cảnh của sự vận động và phát triển ko ngừng rút ra những kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát triển của chúng. 2. Phương pháp lịch sử - Khi nghiên cứu về Luật pháp phải nắm được các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, quan hệ, chế định đó ra đời và tồn tại nội dung của mỗi quy phạm, chế định, quan hệ Pháp Luật Hiến pháp sẽ được hiểu đầy đủ khi chúng được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ví dụ: Hiến pháp năm 1946 chưa quy định sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 6/1945 nước Việt Nam ra đời nhưng nước Việt Nam đang đứng trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Trước tình hình đó, Đảng đã đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích gc, không tuyên bố quyền lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp. Vào WTO: phải dân chủ, công khai minh bạch sự ra đời của Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, … bằng phương pháp Lịch sử có thể lý giải hàng loạt những vấn đề này. 3. Phương pháp so sánh - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với những vấn đề của Luật Hiến pháp trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của Luật Hiến pháp. - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp Việt Nam, phải so sánh với Luật Hiến pháp nước ngoài để thấy đặc điểm của Luật Hiến pháp Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của Luật Hiến pháp nước ngoài. - Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp thì so sánh, đối chiếu với các ngành Luật khác để thấy được tính thống nhất của hệ thống Pháp luật Việt Nam và vai trò của Hiến pháp trong hệ thống Pháp luật đó. 4. Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng - Luật Hiến pháp là 1 hệ thống, 1 bộ phận cấu thành trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp hệ thống cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm, chế định Luật Hiến pháp trong hệ thống ngành Luật. VD: Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương tạo thành hệ thống cơ quan xét xử là 1 bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước; hệ thống Tòa án nhân dân phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. 5. Phương pháp thống kê Được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước. Bằng phân tích các số liệu thống kê cụ thể trong các thời điểm khác nhau, ta rút ra các kết luận cần thiết. VD: khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội (SGK T.32): - Quốc Hội khóa I (1946 - 1960): Ngoài Ban thường trực, Quốc Hội không thành lập 1 cơ quan chuyên môn nào. - Quốc Hội khóa II (1960 - 1964): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc hội còn thành lập 2 Ủy Ban khác là Ủy Ban dự án pháp luật và Ủy ban kế hoạch và ngân sách. - Quốc Hội khóa III (1964 - 1971): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc Hội còn thành lập 5 Ủy ban. - Quốc Hội khóa IV (1971 - 1975): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa III. - Quốc Hội khóa V (1975 - 1976): Ngoài Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội và Ủy ban đã có, Quốc Hội thành lập thêm Ủy ban đối ngoại. - Quốc Hội khóa VI (1976 - 1981): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa V, trừ Ủy ban thống nhất tự giải thể sau khi đất nước thống nhất. - Quốc Hội khóa VII (1981 - 1987) và Quốc Hội khóa VIII (1987 - 1992): Ngoài Hội Đồng Nhà nước, Quốc Hội thành lập 8 cơ quan chuyên môn gồm: Hội Đồng Dân tộc và 7 Ủy ban thường trực khác. - Quốc Hội khóa IX (1992 - 1997) và Quốc Hội khóa X (1997 - 2002): Vẫn duy trì như Quốc Hội khóa trước, tuy nhiên có sự đổi tên và sáp nhập 1 Ủy ban thường trực. Cơ cấu tổ chức của nước ta ngày càng hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình. 6. Phương pháp khảo sát thực tế: Phân tích tài liệu: biên bản quốc hội, Hội đồng nhân dân 7. Phương pháp thực nghiệm